Wednesday, February 24, 2016

H.O.: Một Sự Lộng Giả Thành Chân

Ngày 25-2-2010, trên báo Người Việt Online có một bài báo với tựa đề “20 Năm Chương Trình H.O.: Mọi Người Viết Về Hát Ô”. Nguyên văn đoạn mở đầu của bài báo như sau: “Kể từ số báo hôm nay, Người Việt bắt đầu đăng các tác phẩm liên quan đến đề tài Hát Ô. Chương trình này sẽ kéo dài ba tháng từ nay đến ngày 1 tháng 6, 2010.”
Hưởng ứng chương trình nói trên,  ngày 26-2-2010, Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết một bài báo có tựa đề “Cha đẻ chương trình H.O. không dùng chữ H.O.” được phổ biến  trên Người Việt Online có đoạn mở đầu như sau:
“Ông Robert Funseth, nhà ngoại giao Hoa Kỳ được coi là cha đẻ của chương trình định cư cho cựu tù nhân chính trị Việt Nam, giật mình ngạc nhiên khi được hỏi, Ông có biết người Việt chúng tôi gọi chương trình đó là H.O. không?”
Ông Robert Funseth giật mình ngạc nhiên là đúng bởi vì:
a/ Tại sao người Việt lại đặt tên là H.O. cho một chương trình do người Mỹ chủ trương, vận động và thực hiện? Người Mỹ đã đặt tên cho chương trình của họ là Tái Định Cư Những Người Tù Chính Trị qua câu nói khẳng định sau đây của Ông Robert Funseth được trích trong bài báo trên tờ New York Times ngày 15/10/1989 của ký giả Seth Mydans có tựa đề: “The Nation; The Next Wave from Vietnam: A New Disability.”
“…Resettling this group will be a step toward closing out this nation’s debt to its Indochinese wartime allies. These people have been detained because of their close association with us during the war, said Robert Funseth, the senior deputy assistant secretary of state, who has spent most of this decade negotiating their resettlement…”  (…Tái định cư nhóm người này, (những người tù chính trị), là một bước tiến tới việc khép lại món nợ của quốc gia Hoa Kỳ đối với những đồng minh trong cuộc chiến Đông Dương. Những người này đã bị giam cầm vì đã cộng tác mật thiết với chúng ta trong cuộc chiến, trên đây là lời phát biểu của ông Robert Funseth, phụ tá cao cấp của bộ trưởng ngoại  giao, người đã bỏ ra gần một thập kỷ để điều đình về việc tái định cư những người tù chính trị...)
b/ Ông Robert Funseth không phải là cha đẻ của chương trình H.O. như Ông Vũ Quý Hạo Nhiên viết. Ông Funseth chỉ là người được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao trách nhiệm điều đình với Việt Cộng để mang những người tù chính trị, cựu đồng minh của Hoa Kỳ, sang định cư tại Mỹ.
 
Ngày 30/4/05, đúng 30 năm sau ngày 30/4/1975, trả lời cuộc phỏng vấn của RFA do phóng viên Nguyễn Khanh thực hiện, Ông Funseth đã nói những câu nguyên văn như sau:
“Khi tôi được cử về làm việc cho Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao (năm 1982), kế hoạch cứu tù chính trị được đặt trong khuôn khổ của Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự và nằm dưới sự hỗ trợ của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc.” Trong một đoạn khác của bài phỏng vấn, Ông Funseth nói:  “Riêng cá nhân tôi, tôi không thể nào nghĩ rằng 7 năm sau ngày khó quên đó (30/4/1975), tôi lại được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư…”
Những câu nói và  trả lời trên đây của Ông Funseth chứng tỏ rằng “kế hoạch cứu tù chính trị” để trả món nợ quốc gia của Hoa Kỳ đối với đồng minh của họ đã được hoạch định trước khi Ông Funseth được bổ nhiệm làm việc tại Văn Phòng Đặc Trách Tỵ Nạn của Bộ Ngoại Giao. Chương trình tái định cư những người tù chính trị Việt Nam tại Mỹ nằm trong chính sách ngoại giao của Tổng Thống Hoa Kỳ nhằm phục vụ quyền lợi của Hoa Kỳ mà bộ ngoại giao có nhiệm vụ thi hành. Ông Funseth không phải là thẩm quyền làm chính sách (policymaker) để có thể hoạch định chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Do đó, Ông Funseth không phải là cha đẻ của cái gọi là chương trình “H.O.” như Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết. Ông Funseth chỉ là một phụ tá cao cấp của bộ trưởng ngoại giao đã kiên trì trong tám năm với 25 cuộc họp để hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ chính trị và ngoại giao khó khăn được giao phó. Và như Ông Funseth đã phát biểu trong bài phỏng vấn nói trên: “Ngày ký kết cũng là ngày mà tôi hãnh diện nhất trong 40 năm làm ngoại giao.”
 
Một nhà ngoại giao được kính trọng như Ông Robert Funseth chắc cũng không muốn được tung hô quá mức vai trò thừa hành nhiệm vụ được giao phó mà bất cứ ai ở địa vị của ông Funseth cũng làm như Ông Funseth đã làm.
Những điều trình bày trên đây cũng gạt bỏ những luận điệu tung hô của một số người tâng bốc cho rằng nhờ có Bà Khúc Minh Thơ, Chủ Tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị, vận động nên Ông Robert Funseth mới đẻ ra cái gọi là Chương Trình H.O. để mang những người cựu tù chính trị sang định cư tại Mỹ, và Bà Khúc Minh Thơ là ân nhân của tập thể hàng trăm ngàn người tù chính trị. Câu chuyện hoang tưởng, mờ ám này tưởng đã chìm xuống nhưng mới đây lại được hâm nóng lại qua báo chí và truyền hình. Để làm sáng tỏ “công ơn” của Bà Khúc Minh Thơ đối với tập thể người cựu tù chính trị, cách đây hơn một năm, vào dịp Bà Khúc Minh Thơ đứng ra tổ chức cái gọi là “Ngày Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị” tại Dallas vào ba ngày đầu tháng 10/2008, tôi đã viết hai bài có tựa đề: “Người Tù Chính Trị Việt Nam: Món Nợ của Hoa Kỳ Đối Với Đồng Minh và Dự Luật H.O. của Ông Nguyễn Ngọc Bích và Bà Khúc Minh Thơ.” Hai bài viết này hiện còn lưu trữ trên một số Websites.
Trong đoạn cuối của bài báo nói trên, Ông Vũ Quý Hạo Nhiên đã viết:
“Vậy chữ “H.O.” ở đâu ra? Có tác giả cho rằng khi người cựu tù cải tạo nộp đơn xuất cảnh qua diện này, phía Sở Ngoại Vụ đánh số hồ sơ bắt đầu bằng chữ “H”. Hồ sơ số 5987, chẳng hạn, sẽ mang số “HO5987” trong đó có số không (số zero) dẫn đầu. Nhưng người nộp đơn lại đọc số không thành chữ O và từ đó đẻ ra huyền thoại “Humanitarian Operation” là một chữ mà theo Ông Funseth không có trong vụ này.” Điều này chứng tỏ rằng Ông Vũ Quý Hạo Nhiên cũng chỉ viết lại những suy đoán mơ hồ của người khác chứ không truy nguyên rõ lai lịch của cái nguỵ danh H.O..
 
Một cách chính thức, không có cái gọi là Chương Trình H.O. nào cả. H.O. không phải là hai chữ viết tắt của “Humanitarian Operation” mà chỉ là sự suy đoán từ các con số thứ tự của các danh sách những người cựu tù chính trị đã được Việt Cộng cấp sổ thông hành (passport) và trao cho phía Hoa Kỳ phỏng vấn để đi tỵ nạn tại Mỹ. Ví dụ như các danh sách đầu tiên mang các số thứ tự H 01, H 02, H 03… gồm có hai phần: phần mẫu tự là H và phần các con số hàng đơn vị là 01, 02, 03…, và khi đến con số hàng chục thì không còn số không (zero) nữa mà trở thành  H 10, H 11, H 12….
Sau đây là một trích đoạn trong “Giấy Báo Tin” của Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh của nguỵ quyền Việt Cộng tại Hà Nội gửi cho một người cựu tù chính trị.
 
GIẤY BÁO TIN
……………………………………………………    ……………………………………………………
 
1/ Chúng tôi đồng ý cho ông cùng 03 người trong gia đình được phép xuất cảnh đến nước Mỹ.
2/ Về việc cấp hộ chiếu: chúng tôi đã cấp 04 hộ chiếu số: 28273, 28275, 28277, 28279 gửi kèm theo.
3/ Chúng tôi đã lên danh sách số H 10, số thứ tự 796, chuyển Bộ Ngoại Giao để chuyển chính phủ Mỹ bố trí tiếp xúc phỏng vấn xét nhập cảnh.
Nếu gia đình cần biết thời gian phỏng vấn tiếp xúc và kết quả duyệt xét nhập cảnh xin liên hệ chính phủ Mỹ.
Xin thông báo để ông yên tâm.
(Hiện phía Mỹ đang phỏng vấn danh sách H 05) Hà Nội, ngày 10 tháng 7 / 1990
TRƯỞNG PHÒNG X.N.C
Trần Thành
(Ký tên và ấn dấu)
 
Những điều trình bày trên đây đã chứng minh rằng không có cái gì chính thức gọi là “H.O.” cả.  “H.O.” chỉ là một nguỵ danh đã được sử dụng một cách lập lờ để chỉ một người “tù cải tạo” nhằm xoá đi cái chính danh là người tù chính trị.  Đây là trò chơi chữ đểu giả của lũ Việt Cộng  bởi vì không bao giờ chúng nhìn nhận rằng chúng đã giam giữ những người tù chính trị mà chỉ đưa đi “cải tạo” những kẻ phạm tội hình sự đối với chúng. Cho nên chính danh là điều quan trọng, và phải xoá bỏ cái nguỵ danh “H.O.” trong từ vựng tiếng Việt.
Nếu dịch sang tiếng Việt, những cái tên nửa Việt nửa Mỹ như: Chương Trình H.O., các ông H.O., ông H.O. 1, bà H.O. 5, con ông H.O. 8…sẽ thành những cái tên ngô nghê, vô nghĩa như: Chương Trình Chiến Dịch Nhân Đạo, các ông Chiến Dịch Nhân Đạo, ông Chiến Dịch Nhân Đạo 1, bà Chiến Dịch Nhân Đạo 5, con ông Chiến Dịch Nhân Đạo 8….
 
Cái nguỵ danh H.O. đã bị lộng giả thành chân từ 35 năm nay. Trong ngôn ngữ nói hàng ngày, người ta thường tự bào chữa rằng vì “quen miệng” nên sử dụng những cái ngụy danh như: “các ông H.O., chương trình H.O., ngày giải phóng, học tập cải tạo, người tù cải tạo…”. Nhưng khi đã viết ra trên giấy trắng mực đen lại là chuyện khác, người viết phải tôn trọng độc giả và có nhiệm vụ phải truy nguyên, điều tra cho rõ sự thật và sử dụng đúng chính danh chứ không thể sử dụng cái ngụy danh lập lờ “H.O.” nếu không muốn bị coi là có âm mưu bất chánh hoặc thiếu lương tâm nghề nghiệp.
Trước đây, trên một diễn đàn điện tử, có một ông nhà văn nhà báo đã viết: Tên H.O. thực ra như chúng ta đã biết xuất xứ từ cách đánh số của cộng sản bắt đầu từ H 01 cho đến H 09 thì trở thành H 10. Nhưng bây giờ đã thành danh thì ta cứ gọi là H.O.”Đây là kiểu ăn nói lấy được, bất chấp lương tâm nghề nghiệp của nhà văn nhà báo là phải tôn trọng sự thật, đặc biệt là sự thật đối với lịch sử.
Việt Cộng và tay sai có thể lợi dụng cái danh xưng H.O. không chính, không thực và lập lờ này cho âm mưu đen tối của chúng để bôi đen chân dung người chiến binh QLVNCH. Cách gọi bằng những cái tên tỏ vẻ giễu cợt như: “các Ông Hát Ô, các Ông Ếch Ô” là xúc phạm đến danh dự của tập thể người tù chính trị, người lính VNCH.
Băng đảng Việt Cộng không bao giờ nhìn nhận rằng những người đã bị chúng giam cầm phi pháp là tù nhân chính trị và chúng luôn luôn tuyên bố rằng những người này là tội phạm chiến tranh vì đã cầm súng chiến đấu chống lại chúng, và chúng thả những người này ra và để họ đi định cư tại ngoại quốc là vì lý do nhân đạo chứ không phải vì lý do chính trị. Do đó, Việt Cộng và tay sai có thể tuyên truyền lếu láo rằng đảng của chúng đã tổ chức cả một chiến dịch nhân đạo (H.O., Humanitarian Operation)) để cho những người tù chính trị và gia đình họ đi định cư tại ngoại quốc. Nhưng thực tế và lịch sử đã chứng minh rằng Việt Cộng là một lũ vô nhân tính làm sao chúng có nhân ái để làm chuyện nhân đạo.
Trước đây vài năm, một tờ nhật báo tại San Jose đã đăng một loạt bài phỏng vấn với tựa đề “Cuộc Chiến Nhìn Từ Hai Phía”, trong đó có bài phỏng vấn tên Tổng Lãnh Sự Việt Cộng Nguyễn Xuân Phong tại San Francisco. Tên cộng sản này đã lợi dụng cuộc phỏng vấn để mạt sát các anh em cựu tù chính trị là vô ơn đối với đảng và nhà nước của y. Cũng tờ báo này đã xấc xược gọi Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc California là Hội Tù với ý đồ bôi đen chân dung người tù chính trị Việt Nam.
Sự kiện hàng trăm ngàn người tù chính trị Việt Nam đi định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ là một sự kiện chính trị mang dấu ấn lịch sử. Sử dụng những cái nguỵ danh như “Hát Ô hay Ếch Ô” khi nói hay viết là thái độ cợt nhả đối với một sự kiện lịch sử. Để bảo vệ danh dự và chỗ đứng trong lịch sử của tập thể hàng trăm ngàn người tù chính trị, những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ quê hương Miền Nam thân yêu suốt 20 năm, phải loại bỏ cái ngụy danh “Chương Trình H.O.” và thay bằng cái chính danh là  “Chương Trình Tái Định Cư Những Cựu Tù Nhân Chính Trị”. 
Đây là một chương trình do chính phủ Hoa Kỳ hoạch định và thực hiện với sự hỗ trợ của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc để trả một món nợ quốc gia của Hoa Kỳ đối với đồng minh của họ trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương và Việt Nam.
Viết để đánh dấu 20 năm một sự kiện lịch sử là điều rất nên làm. Nhưng chính danh là điều quan trọng để hậu thế biết và hiểu đúng sự thật lịch sử. Dùng cái nguỵ danh H.O. - một ám số của Việt Cộng - đã bị lộng giả thành chân để xuyên tạc một sự thật lịch sử là có tội đối với lịch sử.
 
 
Đỗ Ngọc Uyển
(Khoá 4 Thủ Đức)
Tháng 4 năm 2010
Morgan Hill, California

CÁC NIÊN TRƯỞNG TQLC

  Phần I: NT MX. PHẠM VĂN LIỂU:
A-Dẩn nhập của MX Saigon -Tôn Thất Soạn:
Thiếu Úy Tôn Thất Soạn sau khi tốt nghiệp khóa 4 Thủ Đức 1-6-1954, trở về trình diện BTL. Quân Khu 2, Miền Trung-Huế, đáo nhậm đơn vị đầu tiên là tiểu đoàn 42 VN đồn trú tại Mỹ Chánh-Quảng Trị; tiếp theo giữ chức vụ ĐĐP/ĐĐ3 đồn trú tại Diên Sanh cũng là nơi đồn trú của Chi Khu Quân Sự Diên Sanh vẫn còn do sĩ quan Pháp chỉ huy.
Ngày 1-10-55, sau khi thụ huấn khóa pháo binh 106ly/4'2 tại trường Võ Bị Dalat thì được lịnh của Bộ Quốc Phòng bổ sung về Binh Chủng TQLCVN để phục vụ PĐ 106 ly TQLC đang được thành lập đồn trú tại tỉnh lỵ Mỹ Tho.
Đầu năm 1956, Trung úy Tôn Thất Soạn trình diện BCH Liên Đoàn TQLC đóng tại trại Cửu Long, Thị Nghè-Saigon. Trg/úy Tôn Thất Soạn được gặp CHT-TQLC là Thiếu Tá Phạm Văn Liễu. Sau khi chào hỏi, Th/T Liễu đã ân cần niềm nở và cấp sứ vụ lệnh cùng xe jeep cho Trg/Úy Soạn về Mỹ Tho để đáo nhậm Đại Đội Sơn Pháo 106ly TQLC…

B-Giới thiệu về MX PHẠM VĂN LIỄU:
…Trong hồi ký ‘TRẢ TA SÔNG NÚI” tác giả MX Phạm Văn Liễu đã kể về việc “THÀNH LẬP TQLCVN” như sau:
"Đầu tháng 12-1954, Tôi vào Saigon trình diện Bộ TTM, ngày ấy vẫn còn xử dụng doanh trại trên đường Trần Hưng Đạo-Chợ Lớn. Vì là một sĩ quan thâm niên trong ngành Tuần Giang và Xung Kích, từng theo học lớp sĩ quan căn bản Hải Quân Khóa 1 Nha Trang, được huấn luyện về đổ bộ trên các chiến hạm Pháp, thực tập với các đoàn biệt kích trong Liên Đoàn Biệt Kích Miền Bắc VN (Groupement des Commandos du Nord Viet Nam) với 2 đoàn biệt kích nỗi danh Ouragan và Tempete của Hải Quân Pháp Tôi được giao phó trách nhiệm thành lập THỦY QUÂN LỤC CHIẾN của Quân Đội Quốc Gia VN.
Văn phòng thoạt đầu được đặt tại tòa nhà phụ bên phía mặt của Bộ TTM, chung với BCH Thiết Giáp do Thiếu Tá Dương Ngọc Lắm chỉ huy. Theo tôi về Saigon còn có Trung Úy Lê Nguyên Khang, 2 sĩ quan Pháp  Đại Úy Bore và Đại Úy Ferruci, thành thạo về tổ chức, văn thư, sổ sách, phụ giúp tôi việc văn phòng.
Thoạt đầu, các Liên Đoàn Tuần Giang 1,2,3 trở thành 3 đơn vị cơ bản của lực lượng TQLCVN. Đại Úy Nguyễn Kiên Hùng, K.5 Dalat, người bạn thân của tôi đang chỉ huy Liên Đoàn Tuần Giang số 1 đóng tại căn cứ Khánh Hội. Thời gian này, theo tổ chức TQLC trực thuộc BTL Hải Quân do Thiếu Tá Lê Quang Mỹ chỉ huy. Trung Úy Lê Nguyên Khang phụ tá tôi về văn phòng. Cố Vấn cho Tôi là Đại Úy Breckenridge USMC thuộc phái bộ Cố Vấn Mỹ mới thành hình tại Saigon. Huy hiệu Binh Đoàn TQLCVN mới đầu được nghĩ ra là hình vuông màu ĐEN làm nền, vòng tròn ĐỎ ở trong, giữa có ngôi sao TRẮNG. Đơn vị đầu tiên được thành lập là Tiểu Đoàn 1 TQLC đóng tại Nha Trang. Các đơn vị tiền thân của Tiểu Đoàn này gồm đơn vị biệt kích Bắc Việt và Liên Đoàn Tuần Giang Xung Kích số 3. Đại Úy Bùi Phó Chí được đề nghị làm TĐT.
Đại Úy Delayen, thuộc LĐBKBV làm cố vấn. Đại Úy Delayen và Tôi từng quen biết trên chiến trường khu Nam Bắc Việt. Ông là một sĩ quan rất can đảm và anh dũng, nhiều kinh nghiệm chiến đấu.
Đầu năm 1955, tôi được thăng cấp Thiếu Tá, Trung Úy Khang lên Đại Úy. Thành lập xong TĐ1, chúng tôi bắt đầu thành lập TĐ2 TQLC. Căn bản lấy đơn vị biệt kích Bergerol, nỗi danh trong Nam. Đơn vị này có 4 đại đội tác chiến do 1 Thiếu Tá Pháp gốc Đức chỉ huy. Đại Úy Nguyễn Văn Nam phụ tá, các ĐĐT là Trung Úy Nguyễn Văn Hay (tự Hai Chùa), Trung Úy Thạch Hốt gốc Miên, Trung Úy Nguyễn Văn Khái, Trung Úy Nguyễn Văn Châu. v.v các sĩ quan phụ lực quân này khi chuyển qua QĐQGVN họ được giữ nguyên cấp bậc cũ. Cũng thời gian này, chúng tôi thành lập một đơn vị “Corps Franc” dựa theo tổ chức đại đội Biệt Kích miền Bắc (giống đại đội Thám Báo sau này) giao cho Thiếu Úy Trần Văn Nhựt K.10 Dalat chỉ huy.
Chúng tôi cũng được phép tổ chức đơn vị pháo binh cho Binh Đoàn, gồm 12 khẩu 4'2/106 ly mới được Hoa Kỳ viện trợ.
Tháng 6-1955, Phủ Thủ Tướng bổ nhậm Trung Tá Lê Quang Trọng, K.2 Huế, sĩ quan người Huế làm CHT Binh Đoàn TQLC. Trung Tá Trọng cử tôi làm TMT, Đ/U Nguyễn Kiên Hùng TP3, Đ/U Khang TP4, Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang TP1, Trung Úy Huỳnh Văn Nhàn TP2. Trg Tá Trọng là một sĩ quan giỏi, nhiều tính chất văn nghệ, cư xử khéo léo, thân mật với anh em. Sau chiến dịch Hoàng Diệu, Đại Úy Nguyễn Kiên Hùng được cử làm TĐT- TĐ2 TQLC, Đ/U Nguyễn Văn Nam TĐP, đóng tại Rạch Dừa, Vũng Tàu.
Cuối năm 1955, Trung Tá Trọng được nhậm chức TL Sư Đoàn Khinh Chiến 11 trú đóng tại Cần Thơ. Thiếu Tá Phạm Văn Liễu được chỉ định CHT Binh Đoàn TQLC từ tháng 1 đến tháng 8- 1956."…

C.TIỂU SỬ MX. PHẠM VĂN LIỄU:
Sinh năm 1928 tại Nam Định, Bắc Việt.Qua đời ngày 20-10-2010 nhằm ngày 13 tháng 9 năm Canh Dần tại San Jose, Cali-USA. Tên gọi trong cách mạng: Trần Sơn Nam. Hoạt động tại hải ngoại kể từ 1975 tên là Trần Trung Sơn.
CÁC KHÓA HỌC:
-1950-51 ,trung học Nguyễn Trải,Hanoi.
-1951-52,Võ Bị Liên Quân Dalat,K.5.
-1952,Trường Hải Quân Nha Trang,K.1 lớp căn bản.
-1956-57,Trường Bộ Binh Hoa Kỳ Fort Benning,GA.
BINH NGHIÊP:
-1953: CHP. Liên Đoàn Tuần Giang Xung Kích (LĐTGXK) số 3.
-1953: ĐĐT/Tiểu Đoàn 54, khu chiến Hưng yên.
-1953-54: CHT- LĐTGXK SỐ 3, Nam Định.
-1954-55: thành lập và CHT –TQLCVN.
-1957: TMT trường VBQG-DaLat.
-1957-58: Trung Đoàn Trưởng Trg-Đoàn 39, SĐ 13, Tây Ninh.
-1958-60: TMT- TTHL Quang Trung.
-1964: CHT-TTHL Quang Trung.
-1964: TMT Sư Đoàn 7 BB. Mỹ Tho.
-1964-65: Phụ Tá Hành Quân Quân Đoàn II, Pleiku.
-1965: Thứ Trưởng bộ Thanh Niên, nội các Thủ Tướng Phan Huy Quát.
-1965-66: Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.
-1966: Đặc Sứ Lưu Động Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan.
-1967: CHT trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế. Nha Trang.
-1968: Phụ Tá Đặc Biệt cho TL/QĐIII, Biên Hòa.
-1969: Tổng Thanh Tra QĐIII. Biên Hòa.
-1969: Sĩ Quan Liên Lạc SĐ1KK-HK (1st US Air Calvary Division).
-1969: CHT Căn Cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho.
-1972: Cố Vấn Quân Đội Kampuchia tại Neak Luong.
-1972-73: Phụ Trách khai thông song Cửu Long ,an ninh thủy lộ từ Saigon đến thủ đô Nam Vang.
-1973-30/4/75: Tham Vấn Tại Gia.
HOẠT ĐỘNG THANH NIÊN VÀ CÁCH MẠNG:
-1944-45: Đoàn Jeune Campeurs.
-1945: Đoàn Thanh Niên Khất Thực.
-1945: Đại Việt Quốc Dân Đảng.
-1946-49: Lưu Vong qua Trung Hoa.
-1960-63: Lưu Vong qua Kampuchia.
-1975-2010: Lưu Vong Tị Nạn tại Hoa Kỳ:
Những nổ lực đấu tranh bằng vũ lực chống cộng sản từ sau 1975 ở Hải Ngoại, đặc biệt là những bí ẩn về Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Quôc Gia..

D-ĐOẠN KẾT:
Lời tâm tình của tác giả MX.PHẠM VĂN LIỄU trên tờ bìa cuốn hồi ký “TRẢ TA SÔNG NÚI” có đoạn:
"... Đã nhiều năm qua, bằng hữu, anh em, thường thúc giục tôi viết hồi ký. Tôi phân vân mãi, nhưng không thể khởi đầu. Một trong những lý do là tôi vẫn nghĩ hồi ký chỉ dành cho những người đã rút chân khỏi cuộc đời hoạt động. Hơn nữa cái tôi thường đáng ghét. Đời tôi tạm gọi có nhiều thăng trầm, vinh nhục ,nổi trôi từ quê cha đất tổ mến yêu đến hải ngoại nhiều phen, nhưng mỗi lần nghĩ đến chuyện viết lại chuyện đời mình cho người mua vui dăm ba khắc, vài ngày, tôi không khỏi hổ thẹn. Gần đây, do cơn kích tim, sức khõe bị suy yếu. Anh em thương quí vẫn khuyến khích nhắc nhủ phải tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền. Tôi không thể từ chối, vì đó cũng là tâm nguyện bấy lâu: một lòng, một dạ phụng sự cho Quốc Gia và Quốc Dân. Cuộc đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền tại Việt Nam là cuộc chiến không ngừng nghỉ, cần vận dụng bất cứ phương tiện nào có thể có. Bởi thế, hơn một lần tôi nghiền ngẫm việc viết lại những lỗi lầm đời mình dài theo dòng lịch sử quốc dân làm món quà cho những người bạn trẻ. Cổ Nhân dạy: "Dẫm lên sương sớm, nhớ tới mùa Đông". Biết đâu, những kinh nghiệm máu và nước mắt đời tôi chẳng giúp vài ba bạn trẻ nào đó hằng tâm với đất nước, tránh được những vết xe đổ của người đi tước? Đó là tâm nguyện duy nhất của người viết.
Phạm Văn Liễu…"

Phần II: NT. MX. HOÀNG TÍCH THÔNG.
A-Lời giới thiệu của MX. Tôn Thất Soạn:
Khóa 10 sĩ quan hiện dịch Đalạt và khóa 4 sĩ quan trừ bị Thủ Đức cùng làm lễ mãn khóa chung vào ngày 1 tháng 6 năm 1954 tại Saigon. Cuộc duyệt binh khá rầm rộ trên đường Phạm Ngủ Lão – Chợ Cũ. Dưới sự chủ tọa của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Một số sĩ quan trừ bị Thủ Đức sau đó lần lượt tình nguyện về phục vụ Binh Chủng TQLC đang trong thời kỳ thành lập 1-10-54, gồm có Trung Úy Tôn Thất Soạn, Trung Úy Bùi Thế Lân và Trung úy Hoàng Tích Thông…
B-TIỂU SỬ MX. HOÀNG TÍCH THÔNG:
Trong hồi ký “Cuộc Đời Tôi”, tác giả MX.Hoàng Tích Thông đã tóm tắt sơ lươc “Đời Tôi” như sau:
1. 1928-45 - Thời niên thiếu:
Sinh trưởng trong một gia đình có 7 trai, 5 gái; Tôi là con út, sinh tại Hanoi, VN.năm 1928. Nhưng thuở nhỏ, học tại tiểu học xã Đông Ngạc (Làng Vẽ) Hà Đông. Sau đó là trường trung học Thăng Long Hà Nội và trường Louis-Pasteur cho đến hết lớp đệ Nhị năm 1954. Lúc trẻ ham mê thể thao như bóng tròn, bóng bàn, bơi lội.v.v. Cuối năm 1945, sau khi Việt Minh cộng sản cướp chính quyền thì nghỉ học vì tình hình chính trị xáo trộn.
2.1945-53 - Gia nhập Quốc Dân Đảng:
Trước tiên gia nhập Quốc Gia Thanh Niên Đoàn (QGTNĐ), một tổ chức ngoại vi của Mặt Trận Quốc Dân Đảng, Quốc Gia(MTQDĐQG) chống lại Việt Minh cộng sản (VMCS) , theo thứ tự sau:
a) Từ 8/45 đến 2/48:
Tình hình chung khi thế chiến 2 chấm dứt 1940-45.
b) Quốc Gia Thanh Niên Đoàn (QGTNĐ) trong những ngày đầu thành lập và thụ huấn tại trường Quân Chính Xứ Nhu (Việt Trì) và trường Lục Quân Yên Bái.
c) Chiến đấu trong Mặt Trận Quốc Dân Đảng (MTQDĐ) tại Đệ Tam Khu Chiến từ Vĩnh Yên tới Lào Kay.
d) Từ 11/1946 đến 2/48:
-Trên đường vào chiến khu Phòng Thô (Lai Châu) qua biên giới Trung Hoa.
-Những ngày chiến đấu trong chiến khu.
e) Từ 2/1948 đến 2/50:
-Trên đường lưu vong tại Trung Hoa.
f) Từ 2/1950 đến 6/50:
-Trên đường rời khỏi Hoa Nam từ phủ thủ Côn Minh (tỉnh Vân Nam) qua Quế Dương (tỉnh Quý Châu), Liễu Châu (tỉnh Quảng Tây), Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) tới Hương Cảng.
-Cuộc sống tạm bợ tại Hương Cảng và trở về Hanoi VN năm 1949.
3. 1953-75 - Gia Nhập Quân Đội VNCH:
-Nhập học trường SQTB Thủ Đức Khóa 4 ra trường 1-6-54 cấp bậc Thiếu úy.
-Trình diện Đệ Tam Quân Khu Bắc Việt, nhận nhiệm vụ đầu tiên là đơn vị trọng pháo 753 hoạt động ở yếu khu "Bần Yên Nhân", Hải Dương, Bắc Việt.
-1955: di chuyển vào Nam sau hiệp định Paris cùng với đơn vị PB 753, sau đó được sát nhập vào trung đoàn 155 BB tại Nha Trang, sau đổi tên là trung đoàn 5 BB, để thành lập SĐ 2 BB đóng tại Sơn Trà, Đà Nẵng. Với chức vụ ĐĐT-ĐĐ TP 5.
-1957: làm TB3 tiểu đoàn 2, trung đoàn , SĐ2 .BB
-Tháng 1/1958: sĩ quan BTM trung đoàn, SĐ1-Huế.
-Thàng 4/1958: tình nguyện về TQLC, Trung Úy ĐĐT-TĐ1-TQLC, Nha Trang, hành quân với TĐ1 –TQLC tại Kiến Hòa (1960), Cà Mâu, và mật khu Hố Bò QK3.v.v.
-1960: trung úy du học Hoa Kỳ lớp Basic course, Quantico, USMCS Quantico,VA.
-1963: đại úy ĐĐT-ĐĐ1-TĐ1/TQLC, tham gia đảo chánh 1-11-63 tại Saigon.
-1964: thiếu tá TĐT-TĐ2 TQLC, hành quân Kontum, Đức Cơ, Bồng Sơn, Bình Định.
-Tháng 3/1966: du học Hoa Kỳ, Junior course, MCS Quantico, VA.
-Tháng 10/1966: CĐT-CĐ A-TQLC, hành quân Junction City với SĐ 25 BB Hoa Kỳ, tại Tây Ninh.
-1968: Thiếu Tá CĐT-CĐ A, hành quân giải tỏa VC tại Saigon sau đó là Huế.
-1969: Trung Tá LĐT LĐ-147 hành quân Vùng 4 Chương Thiện, Ba Xuyên.v.v.
-1970: Đại Tá LĐT LĐ-147, HQ Cambot.
-Tháng 3/1971: ĐT LĐT-147, HQ lam Sơn 719 Hạ Lào-
-Tháng 10/71: Đại Tá thực thụ theo học Chỉ Huy & Tham Mưu Cao Cấp Dalat.
-Tháng 11/1972: ĐT/ TLP- SĐ2 BB tại Chu lai, Quảng Tín. HQ giải tỏa VC cửa biển Sa Huỳnh, Quảng Ngãi được ân thưởng Đệ 3 BQHC.
-Tháng 3/75: TLP SĐ2 BB rút về Hàm Tân –Bình Tuy.
-Tháng 4/75: ĐT TLP SĐ2 BB di chuyển HQ phòng tuyến Phan Rang.
-22-4-75: Dt Hoàng Tích Thông đào thoát từ Phan Rang về đến Vũng Tàu.
-30-4-75: tập trung cải tạo tù cộng sản từ Long Giao, ngoài Bắc, trong Nam.
-Tháng 2/88: được tự do sau 13 năm tù cộng sản.
-Tháng 9/1991: MX. Hoàng Tích Thông cùng gia đình sang Hoa Kỳ định cư tị nạn CS theo diện HO.7 định cư tại Santa Ana, California cho đến nay 2-2016.
C. ĐOẠN KẾT:
1. Trong hồi ký ”Cuộc Đời Tôi”, cựu đoàn viên Quốc Gia Thanh Niên Đoàn Nguyễn Đức Linh đã nhận xét:
"...hồi ký của Hoàng Tích Thông đã nói lên một thời trai trẻ có lý tưởng để phụng sự với bầu nhiệt huyết đấu tranh vì dân tộc, với sự mong ước trong sáng, kỳ vọng đất nước giàu, dân mạnh, thoát cảnh nghèo đói tối tăm. Con đường cách mạng của Hoàng Tích Thông cũng là con đường lý tưởng của chung cho tất cả đoàn viên Quốc Gia Thanh Niên đoàn.."
2. Tác giả Mũ Xanh Hoàng Tích Thông đã tâm sự trong cuốn “Cuộc Đời Tôi” :
"…trong số anh em chúng tôi tham gia vào Quốc Gia Thanh Niên Đoàn đến giờ phút này cũng chẳng còn bao nhiêu, khoảng chừng 20 người, trong số gần 200 người mà một nửa của 20 người đang sinh sống tại Hoa Kỳ và các nước tự do khác. Số còn lại vẫn còn ở trong nước. Thực tâm tôi chỉ muốn ghi lại những ngày hoạt động xa xưa của lứa tuổi đôi mươi trong thời kỳ tranh đấu dành độc lập cho VN để dành riêng cho gia đình QGTNĐ và may ra có thể cùng đóng góp một phần nào trong tài liệu tham khảo của những ai muốn viết về lịch sử tranh đấu của những người Quốc Gia, vì tôi đã may mắn đi chọn con đường dài từ Vĩnh yên tới Phong Thổ Bắc Việt..."
MX.Hoàng Tích Thông SQ QLVNCH, 1954-75.. Hiệu: Quý Minh,Tự: Bất Si, Orange County, CA. USA.

Phần III: NT. MX. Hoàng Lãm
MX. Hoàng Lãm ra trường khoá 4 Phụ Thủ Đức ( Cương Quyết 2 ) tháng 10/1954, Th/uý thuyên chuyển lên Tiểu Đoàn 454 BGM (Bataillon de Garde Montagnard) ở Tiểu Khu Kontum. Khi ấy thì Thiếu Úy Bùi Thế Lân K. 4 Thủ Đức đang ở Tiểu Đoàn 5 BM ( 5 ième Bataillon Montagnard ). Hồi ấy các Tiểu Đoàn ở Cao Nguyên đều còn dưới sự chỉ huy của các sỉ quan người Pháp. Đến năm 1955 khi Pháp rút khỏi VN sau HĐ Geneve thì mới bàn giao cho SQ người Việt và cờ Vàng 3 Sọc Đỏ lần đầu tiền được kéo lên ở sân cờ T/Đ thay cho cờ Tam Tài của Pháp.
Thiếu Úy Cổ Tấn Tinh Châu sau khi ra trường Khoá 5 Thủ Đức năm 1955 cũng thuyên chuyển lên T/Đ 454 và cả Thiếu Úy Nguyễn Đức Ân (TTHL).
-1956: HL được chỉ định làm Sỉ quan Phụ tá Tiểu Đoán Trưởng cho Đ/uý Võ văn Lê ( officier adjoint),hồi ấy không có T/Đ phó.
-1956: khi QĐQG bắt đầu thành lập các Sư Đoàn, vào khoảng cuối năm 1956 thì các T/Đ 454, T/Đ 5 ở Kon-Tum đều nhận lệnh giải tán để lấy quân số bố sung cho Sư Đoàn 12 Khinh Chiến ( tiền thân của S/Đ 23).
Trung Úy Hoàng Lãm và Trung Úy Bùi Thế Lân thuyên chuyển qua Tiểu Khu Kontum, HL được chỉ định làm Trưởng P1 kiêm Trưởng P4, Trg Úy Lân Trưởng P3.
- Cuối năm 1956, ở TK/Kontum chưa được bao lâu, thì Trg Úy Lân và Trg Úy Lãm làm đơn xin đi học khóa sĩ quan căn bản Công Binh tại Hoa Kỳ; Tuy nhiên sau đó không có tin tức gì nên Trg Úy Lãm và Trg Úy Lân đã tình nguyện về TQLC đang thành lập và được Th/Tá TKT Hùnh văn Lạc chấp thuận..
- Tháng 5/1956, Trg Úy Lãm và Trg úy Lân trình diện BCH/TQLC tại Trại Cửu Long ở Thị Nghè. TQLC hồi ấy đang còn Liên Đoàn do Th/Tá Lê Như Hùng CHT. Tr/uý Lân được chỉ định làm Trưởng P3, sau đổi ra TĐ1/TQLC. Trg Úy Lãm làm Trưởng P1. - Tháng 12/1957, đi Mỹ học khoá Basic USMC School ở Quantico / VA cùng với 6 SQ/TQLC khác là các Tr/uý: Tôn Thất Soạn, Ngô văn Định, Nguyễn văn Nho, Phạm Ngọc Thụy, Giang Khánh Tước và Nguyễn Hữu Cát.

- Tháng 8/1958 mãn khoá về nước, được chỉ đinh làm Trưởng P3/BCH/LĐ TQLC vẫn ở Thị Nghè.
- Giữa năm 1960, Đ/uý Lê Nguyên Khang đang là TĐT/TĐ3 được Tổng Thống NĐ Diệm thăng Th/Tá và thay Th/Tá Lê Như Hùng làm CHT/LĐ TQLC. Đ/uý Nguyễn Kim Hương Giang (khoá 1 SQTB Thủ Đuc) vẫn là CHP kiêm TMT. Hồi ấy đầu năm 1960 VC thành lập MTGPMN và phong trào nổi dậy bùng khắp các tỉnh ở Miền Nam, đặc biệt ở Bến Tre tình hình rất nặng, TQLC được lệnh của Bộ TTM đưa hết cả LĐ gồm có TĐ1/TQLC, TĐ2/TQLC và BCH/LĐ tăng phái cho QK5 để bình định vùng Bến Tre/ Kiến Hoà. Trước khi đi thay vì để Đ/uý Nguyễn Kim Hương Giang đang là CHP kiêm TMT ở nhà, Th/tá Khang lại mang Đ/uý Giang theo ra hành quân và chỉ định Trg Úy H.Lãm XLTV BCH/ LĐ/ TQLC kiêm Q/TMT.
-Chính biến tháng 10/1960: Khoảng 2 giờ chiều ngày 10 tháng 10/1060, Đ/uý Nguyễn Kiên Hùng TĐT/TĐ3/TQLC, đóng quân cùng Trại Thị Nghè qua BCH gặp H.Lãm để lệnh cho Tr/uý Hình SQ Quân Lương (OD) của LĐ, phát tiền ăn nửa tháng sau của tháng 10, H.Lãm nói bửa nay mới 10 Tây mà, Đ/uý Hùng nói nhân ngày mai có xe của BCH liên lạc với hành quân ở Miền Tây nên cho xe của TĐ tháp tùng theo để mua lương thực cho rẻ, H.Lãm nghe cũng hợp lý, chứ thật ra theo quy định thì tiền ăn chỉ phát ngày 1 và 15 mổi tháng. (Đây là một trong những điều mà sau này Đ/Tá Đổ Mậu Giám Đốc Nha ANQĐ hạch tội H.Lãm có dính líu đến đảo chánh).
Nửa đêm ngày 10/10/60 khoảng 1 giờ sáng, nghe súng nổ càng lúc càng nhiều, H.Lãm vội vàng lái xe vào Trại Cửu Long, mới hay là Đ/uý Hùng lấy xe cơ hữu của TĐ3 chở được 2 Đại đội ra khỏi Trại và dặn Đ/uý Mã Viết Bẳng TĐP sẽ cho đoàn xe trở về chở tiếp 2 Đại đội còn lại. Trg Úy H.Lãm cho lệnh đóng cồng Trại và sau đó nhận lệnh trực tiếp của Đ/Tá Hồ Tấn Quyền TL/HQ để Đ/uý Bằng dẩn bộ 2 Đại đội qua cầu Avalanche (cầu sắt nhỏ bắt qua Rạch Thị Nghè nối Trại Cửu Long với phía sau của Hải Quân Công Xưởng) qua đường Cường Để ra Bến Bạch Đằng trình diện Đ/Tá Quyền cùng vào Dinh Độc Lập ở cửa đường Nguyễn Du chống lại phe đảo chánh.
Vào khoản 11 giờ thì Thiếu Tá Nguyễ Đức Vân TMT/BTL/Hải Quân gọi điện thoại bảo H.Lãm gửi gấp 2 Trung Đội tác chiến với 2 đơn vị hỏa lực trình điện BTL/HQ ở Bến Bạch Đẳng, H. Lãm cho biết là TĐ3TQLC không còn lính, lính tại ĐĐ/CH Công vụ thì khộng phải là lính tác chiến mà hầu hết là lính để đua xe đạp, bơi lội v.v..
Cuộc đảo chánh thất bại do chính là nhờ 2 ĐĐ của Đ/U Bẳng đã vào được Dinh Độc Lập để chống lại, ngày 12/10/60 thì Đ/U Hùng, Tr/U Nguyễn Công Minh (Emile), Tr/U Võ Kỉnh, Th/U Lê văn Toán và Th/U Thái Trần Trọng Nghĩa (Thủ khoa Khoá 14 VB ) chạy thoát sang Nam Vang bằng máy bay.
- 13/10/60 , Thiếu Tá Lê Nguyên Khang cùng BCH/HQ/TQLC về lại Trại Cửu Long thì H.Lãm trở lại Trưởng P3.
-Tháng 7/1961, Đại Úy Hoàng Lãm và Tôn Thất Soạn theo học Khoá AWS Junior Shool ở Quantico/VA, Tr/U Lê Đình Quế thay thế TP3.
-Tháng 7/1962, sau khi về nước H.Lãm thuyên chuyển về TĐ3/TQLC ở Tam Hà Thủ Đức làm Phụ tá cho Đ/U Dương Hạnh Phước TDT.
-Tháng 2/1063, H.Lãm thuyên chuyển về P/3 Bộ TTM và tháng 8/1963 thì được lệnh Biệt Phái về Phủ Đặc Uỷ TUTB và phục vụ cho đến ngày 30 Tháng 4/1975.
-30/4/75 không thoát kịp kẹt lại, tù 17 năm qua các trại từ Nam ra Bắc vào Nam:
-Long Thành
-Thủ Đức
-Nam Hà
-Hoả Lò
-Hà Tây
-Nam Hà (lần thứ 2)
-Hàm Tân ( Z 30 Đ )
Ra tù tháng 2/1992. Qua Mỹ tháng 3/1993 theo diện H0.14, định cư tại TP Rosemead Nam California cho đến nay 2016.
Thật ra thì thời gian ở TQLC vào khỏang 6,7 năm tham mưu nhưng MX. Hoàng Lãm rất yêu thích Binh Chủng, TQLC đã để lại cho H.Lãm những ấn tượng rất sâu sắc và những kỷ niệm với các chiến hữu Cọp Biển thì không bao giờ quên được.
 
TQLC. Tôn Thất Soạn sưu tập.
Iowa City, Iowa 2-2-2016.

Tuesday, February 23, 2016

Thư Hồi Đáp bài "Chuyện Người Lính TQLC Bên Bờ Bến Hải"

  
 
Thân gửi Anh Ấn,

Đọc bài Người Lính TQLC Bên Bờ Bến Hải, tôi chắc đây là chương đầu của truyện dài tù đầy của Anh khi bị bắt những năm 72-73. Chuyện Anh kể về người binh sĩ TQLC cho thấy ý chí quật cường của người quân nhân quốc gia chống Cộng sản. Tinh thần này có thể thấy nơi nhiều quân nhân như những chuyện sau đây:
Năm 1954 sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Bính, một binh sĩ TĐ5ND bị bắt làm tù binh cùng với trên 10,000 người khác, gồm đủ cả Tây, Ta, Phi Châu, Bắc Phi, Căm Bốt, Lào, Thái. Họ bị giải đi 600 cây số từ Điện Biên Phủ về Thanh Hóa. Ban ngày họ phải nghỉ, lẩn vào rừng tránh máy bay, đêm mới đi thành từng đoàn. Phải đi chân trần vì giầy, bốt đã bị Cộng sản lừa lấy ngay từ lúc chúng bắt mọi người.
Chúng lừa anh em tù là: “Chúng tôi bây giờ phải gỡ hết mìn bẫy nơi đây, xin các anh cho mượn giầy bốt để chúng tôi mau hoàn tất công tác. Ra ngoài kia đã có cam nhông chờ đón anh em, quần áo, giầy mới đầy đủ hết. Ra tới ngoài thì chẳng có xe cộ quần áo, giầy dép đâu hết. Đó là vố lừa đầu tiên mà anh em tù mắc phải. Sau đó đi chân trần trên đường đá tai mèo. Chân mọi người đều bị cắt ngang dọc chẩy máu. Quấn khăn, quấn áo cũng chỉ được một lát là rách tanh bành.
Hàng ngày chúng phát gạo theo đầu người, ngặt một nỗi chúng cấm đun lửa vì sợ máy bay. Làm sao ăn gạo sống đây, nên Bính cứ đổ gạo vào nón sắt và châm lửa nấu cơm. Vài phút sau một tên bộ đội chạy tới dùng lưỡi lê đâm thủng nón sắt đầy cơm và đá tắt bếp. Bính bèn đứng dậy phản đối nhưng tên bộ đội tiếp tục đá tắt bếp, sau đó còn chỉa súng đòi bắn Bính. Giận quá Bính bèn trưng bầy của quý ra và hét lên: “Phát gạo mà không để cho chúng ông nấu thì đến bố chúng mày cũng không nhá nổi. Bắn, bắn cái con c… tao đây này. Bảo thằng Võ Nguyên Giáp nhà mày đến đây mà bắn.” Vừa nói Bính vừa tiến lại gần tên bộ đội. Anh em tù quanh đó liền đứng cả dậy. Tên bộ đội thấy vậy bèn lùi lên một mỏm đá cao thủ thế nhưng không dám làm gì tiếp. Sau đó Bính bị cách ly một tuần.
Đến năm 1958, Bính là Trung sĩ nhất của TĐ5ND.
Cũng cần phải nói là tù binh Điện Biên Phủ quý nhất là chiếc nón sắt, cơm ăn, nước uống ở đó mà ra. Toán nào có chiếc nón sắt là đêm đến phải trao cho một người trong toán đội chặt lên đầu, cài giây chặt vào cằm, cả toán sẽ ngủ chung quanh để canh giữ chiếc nón quý.
Lúc ra đi ở Điện Biên Phủ có hơn 11,000 tù binh. Tới Thanh Hóa còn lại hơn 3,000. Chết vì thương tích không được săn sóc. Chết vì bệnh tật. Một số khá lớn chết vì không biết thổi cơm nên ăn gạo sống và tiêu chẩy. Đã xẩy ra một trường hợp bi đát như sau: Bữa đó có toán anh em Việt Nam nấu được một mũ sắt cháo, sắp ăn thì có một binh sĩ Tây lai thuộc TĐ8ND Pháp tới gần và nhân lúc không ai để ý đã dứt ngay một ít lông nơi của quý ném vào nón cháo đang sôi. Anh em binh sĩ Việt Nam thấy tởm quá không dám ăn thì anh Tây lai thản nhiên ngồi xuống lấy một vỏ hộp cá mòi múc cháo ăn. Vừa ăn anh vừa xin lỗi vì đói quá nên làm liều. Anh ta nói sẽ mang phần gạo lại để đền bù. Anh đã cố ăn gạo sống mà không được. Từ bữa sau anh được góp gạo thổi cơm chung với toán anh em Việt Nam.
Còn một trường hợp quật cường nữa mà tôi được biết. Trong một trận chiến, một binh sĩ Nhảy Dù đi lạc lọt vào ổ phục kích của Việt cộng. Anh bị bảy tám tên Việt cộng vây quanh chĩa lưỡi lê vào và hô to “hàng sống chống chết!” Đạn đã hết, anh nhẩy lên đá vào tụi Việt cộng và hét to: “Hàng cái con c… tao đây này,” nhưng cùng lúc anh đã bị nhiều lưỡi lê đâm vào người.
Tôi cũng muốn kể với Anh về việc anh Lương Duyên Nam, bạn cùng khóa với tôi. Đã có thời gian anh làm Chỉ huy trưởng Quân Y Viện Trần Ngọc Minh. Anh là một con người thẳng thắn, thấy việc gì phải thì làm hết mình chẳng sợ trở ngại.
Đi tù anh đã nói thẳng với quản giáo: “Các anh cứ bắn tôi đi, tôi sẽ quay lưng lại cho các anh bắn.” Anh cũng hiểu rằng thách đố tụi nó, có thể chúng không bắn ngay lúc đó, nhưng sẽ chờ đến đêm mang ra bìa rừng thanh toán nhưng anh đâu có ngán. Lời thách đố của anh tuy ôn hòa nhưng không kém cương quyết.
Nhưng biểu tượng cao cả nhất của sự BẤT KHUẤT là danh tướng Trần Bình Trọng. Được giao trọng trách chặn đánh quân Nguyên ở Đà Mạn, vì quân số quá chênh lệch nên ông bị bắt. Địch cố dụ dỗ nhưng Trần Bình Trọng đã trả lời: “TA THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM CHỨ KHÔNG THÈM LÀM VƯƠNG ĐẤT BẮC. Ta đã bị bắt thì chỉ có một chết mà thôi, cần gì phải hỏi lôi thôi.”
Gần ta hơn, sau khi bại trận, quân đội Nhật phải đầu hàng. Hàng triệu quân nhân Nhật phải buông súng, nuốt nhục hàng phục kẻ thù. Tôi được biết rõ binh sĩ Nhật qua thời kỳ họ đóng quân tại Đông Dương. Họ là những người lính gương mẫu, can trường hiếm có. Hy sinh mạng sống cho đại cuộc là một việc họ chấp nhận một cách dễ dàng mà nay họ phải nuốt nhục hàng phục. Trong trường hợp này, ta khó có thể coi là cả triệu lính Nhật đã thiếu can trường.
Cũng trong chiều hướng đó, tướng Mc Arthur đã phải bỏ Phi Luật Tân với bao nhiêu binh sĩ bị Nhật bắt làm tù binh. Lúc đó có thể Mc Arthur bị chỉ trích là chỉ huy yếu kém và thiếu đởm lược. Nhưng khi ra đi Mc Arthur hẹn rằng “Sẽ Trở Lại” và đã giữ đúng lời hứa. Ông đã trở lại, giải phóng Phi Luật Tân và sau đó bắt Nhật đầu hàng, chấm dứt thế chiến 2. Như vậy những lời cáo buộc lúc đầu có hơi bất công đối với Mc Arthur không?
Tôi chỉ muốn nói là khi gặp một tình huống đặc biệt người ta có thể phản ứng không giống nhau và khó mà lượng giá được là người này không đởm lược bằng người kia.
Chắc Anh Ẩn đã trải qua nhiều năm tháng dằn vặt với ý nghĩ là mình đã thiếu đởm lược. Nhưng tôi chắc chắn bạn bè của Anh không ai nghĩ như vậy về Anh đâu. Anh cũng không nên tự phán xét Anh một cách quá nghiêm khắc. Đối với tôi, ngoại trừ những tên cam tâm làm “Antenne” cho Việt cộng thì bất cứ anh em nào sống còn được sau những năm tù cải tạo  đều đáng phục cả.
Tướng Đỗ Kế Giai còn thông cảm hơn nữa về hoàn cảnh của những người phải bỏ nước ra đi. Tôi còn nhớ lời cựu Trung tướng Đỗ Kế Giai trả lời khi được phỏng vấn:
- Trung tướng nghĩ sao về những vị tướng đã ra đi năm 75?
- Tôi nghĩ rằng dù họ có ở lại, họ cũng đi tù như tôi thôi.
Câu nói này giản dị nhưng có lẽ đã được Trung tướng Đỗ Kế Giai nghiền ngẫm trong hơn 17 năm tù đầy (Tướng Đỗ Kế Giai là người quân nhân QLVNCH bị cầm tù lâu nhất: 17 năm 4 tháng).
Nói để Anh rõ câu nói của tướng Đỗ Kế Giai đã làm nhẹ đi rất nhiều những mặc cảm nơi một người rời Việt Nam năm 75 như tôi.
Anh có đề cập đến tiếng súng nổ sau khi bọn Việt cộng đã thúc giục các anh đi khỏi chỗ anh TQLC bị thương. Chắc chúng làm thế là để giết chết anh TQLC. Việc này đối với bọn chúng là một việc rất bình thường. Ngay cả với thương binh của chúng, khi mà thương binh của chúng không thể tự khỏi bệnh được, chúng cũng áp dụng kế hoạch "Diệt Trừ Tung Tích." Chúng thấy rằng cứ một thương binh thì cần ít nhất hai đồng đội khiêng cáng lúc di chuyển. Khi nằm ở bệnh xá còn cần thêm y tá, y sĩ, dụng cụ thuốc men nữa.
Như ta đã biết nền y tế miền Bắc là một con số “Không” rất lớn đối với đại đa số dân chúng. Vì vậy, nơi chiến trường, hệ thống quân y của chúng cũng chỉ là những chiếc lều lá để thương binh nằm chờ chết, một vài nơi cũng có giải phẫu như cắt chân tay không thuốc gây mê. Có những cuộc giải phẫu bụng mà vì quá kéo dài nên ruột trương lên không sao đặt lại vào bụng được. Vì vậy chúng có kế hoạch "Diệt Trừ Tung Tích." Du khách tới Hà Nội sẽ nhận thấy có rất ít thương binh, trái hẳn với Saigon. Tại sao? Vì thương binh Việt cộng đã được chúng đón tiếp và tập trung vào những nơi khuất nẻo, xa những nơi mà đám bộ đội còn khoẻ mạnh di chuyển.
Sau đó chúng đem từng toán lẻ tẻ của nhiều đơn vị khác nhau tới (để giết thương binh)*. Những toán này sẽ không bao giờ được tiếp xúc với nhau. Cứ toán này làm xong công tác thì được toán sau thay thế. Những bộ đội trong tất cả các toán đều được học tập là chúng có nhiệm vụ giúp đỡ những thương binh bị thương tích nặng không có hy vọng trở lại bình thường được giải thoát theo ý nguyện của những thương binh này. Mỗi toán chỉ làm công việc "Đao Phủ Thủ" này trong thời gian một chuyến công tác, sau đó được trả về đơn vị và phân tán.
Thương binh cũng được học tập, nhồi sọ bằng những gương hy sinh bịa đặt của những "Thương Binh MA." Toàn là những gương hy sinh vì không muốn trở thành gánh nặng cho đất nước để quân đội mau chóng hoàn thành công cuộc “Giải phóng Miền Nam và Thống nhất Đất nước.” Những bức tranh bi thảm về đời sống gia đình với thương binh cũng được khéo léo vẽ ra. Kết quả là cũng có nhiều thương binh có tình trạng buông xuôi bỏ cuộc nên kế hoạch "Diệt Trừ Tung Tích" gặt hái được kết quả như đã quy định.
Ngày nay, dọc Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, nếu có ai tìm thấy những hố chôn chung từ vài chục tới hàng trăm xác thì đó là những công trình do kế hoạch "Diệt Trừ Tung Tích" để lại cho hậu thế. Còn tại những Nghĩa trang Liệt sĩ thì có rất nhiều ngôi mộ trống, không có thi hài tử sĩ.
Tại Saigon có nhiều thương phế binh vì đa số là thương phế binh VNCH mà thương tích đã được chính quyền VNCH săn sóc tốt nhưng nay đang bị phân biệt đối xử nên rất nghèo khổ.
Tại Saigon cũng có một số thương phế binh Cộng sản Việt Nam gồm thành phần bị thương cận những ngày cuối tháng 4/75 nên đã được những nhân viên Quân y VNCH bị kẹt lại săn sóc trong những cơ sở của QLVNCH (Việt cộng đã đuổi hết thương binh VNCH để lấy chỗ cho thương binh của chúng).
Sau hết xin trở lại chuyện danh tướng Trần Bình Trọng: Tại một trại tù cải tạo, một đêm có anh tù lạnh quá không ngủ được nên ngồi thu lu ngâm nga: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc.”
Ngay lúc đó tên bộ đội đang rình mò ngoài cửa sổ chõ mồm vào quát lớn:
- Anh "lào" vừa "lói," "lam" với bắc gì thế ? Muốn chết hả?
Anh tù ngồi im không trả lời, tưởng rằng tên bộ đội chỉ muốn trong buồng phải giữ im lặng thôi, nhưng tên bộ đội hỏi dồn:
- Anh lào vừa lam với bắc thế?
Anh tù đành phải nói:
- Trần Bình Trọng.
Tên bộ đội bèn quát to:
- Anh Trần Bình Trọng mai lên trình diện để làm việc.
Cả buồng phải ôm bụng nín cười.
Điều đáng trách là Cộng sản VN dậy cho trẻ em là lịch sử Việt Nam bắt đầu từ 1945 là năm Việt Minh cướp chính quyền thì làm sao tên bộ đội này biết được tiền nhân Trần Bình Trọng là người đã làm nên những trang sử oai hùng hồi thế kỷ 13.
Sao mà chuyện gì của Cộng sản Việt Nam cũng buồn vậy?

Vanphongdien
(nguyên Y Sĩ Trung Tá Bùi Thế Cầu- QYHD khóa 5)

Saturday, February 20, 2016

CỬA VIỆT BỐN NGÀY ĐÊM BÃO LỬA / Mũ Xanh Tango

1. Lời mở đầu
Trận tấn công tái chiếm Cửa Việt, Quảng Trị, vào cuối tháng giêng năm 1973, được khá nhiều bài viết kể lại. Một số bài do các sĩ quan trực tiếp tham dự thuật lại những gì họ đã trải qua như những chứng nhân; cũng có những tập hồi ký mà trận Cửa Việt được nhắc lại như một sự kiện lịch sử quan trọng đáng ghi nhớ vào thời điểm Hiệp Định Paris được cho ra đời một cách gượng ép, ngỡ ngàng mà thực chất chỉ là một bản án tử hình dành cho miền Nam Việt Nam không hơn không kém.
Chiến tranh đã tàn cách đây 37 năm mà niếm đau vẫn còn âm ỉ. Hận thù giữa hai phe quốc cộng chưa nguôi. Người dân vẫn khổ và tiếp tục khổ cho đến bao giờ Đảng CSVN tan rã. Và mỗi lần đặt mình trong bối cảnh quê hương đang chiến tranh để kể hay viết lại một trận đánh mà bản thân đã từng tham dự, lòng cảm thấy nỗi đau bất tận hiện về bởi lúc đó là lúc phải nhắc đến chuyện bom đạn, giết hại nhau giữa con người và con người Việt Nam.
Sau tháng 4/ 1975, trước sự suy vong của vận nước, lịch sử và chiến sử đã được “kẻ chiến thắng” ghi chép theo thiên kiến ảnh hưởng bởi chính trị, tuyên truyền, bệnh nêu cao thành tích v.v. để cấu thành một “huyền sử” hơn là đi tìm sự thật cống hiến cho chiến sử, lịch sử một cách đàng hoàng, công bằng và liêm sĩ. “Huyền sử” ở đâu? Ai chứng minh những gì họ nói? Với những tài liệu như thế, thế hệ con cháu chúng ta sau nầy sẽ đánh giá sai lầm về khả năng và tinh thần chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà ( QLVNCH ).
Bài viết muộn màng nầy không ngoài mục đích ghi lại trình tự các sự kiện đã xảy ra trong trận Cửa Việt một cách trung thực, và với tư cách người được giao trách nhiệm chỉ huy nổ lực chính tiến chiếm mục tiêu Cửa Việt, kẻ viết bài mong được mô tả lại “bức tranh toàn cảnh” của trận đánh nầy một cách khách quan, bổ sung thêm những điều chưa được nói đến hay có nói nhưng chưa đầy đủ, thậm chí có khi còn sai lạc.

2. Nhận lệnh
Khoảng 11 giờ trưa ngày 25/1/1973, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 kiêm Quân khu 1 (TL/QĐ1/QK1), đáp trực thăng đến thăm Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (BTL/SĐ/TQLC) đóng tại Quận Hương Điền, Thừa Thiên, và được Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC ( TL/SĐ/TQLC ), tiếp tại văn phòng riêng. Tôi được mời lên gặp Tướng Lân sau đó khoảng 15 phút; việc nầy ít khi xảy ra trong trường hợp khi có quan khách đến thăm. Tôi nghĩ chắc có vấn đề gì gấp và quan trọng mà Tướng Lân muốn chỉ thị cho tôi thi hành. Tôi vội cầm lấy tấm bản đồ xếp có bìa cứng đã được cập nhật đầy đủ tình hình về địch, ta, bạn và sẵn sàng để trả lời khi được hỏi đến. Thông thường ông hay hỏi về tình hình chung trong đêm gồm các sự thiệt hại quan trọng của ta qua các cuộc pháo kích hay chạm súng trên các tuyến phòng thủ, những thay đổi trong việc phối trí chiến xa của các Lữ Đoàn v.v.



Tướng Lân ngồi đối diện với Trướng Trưởng, một tấm bản đồ có vẽ ranh giới khu vực trách nhiệm hành quân của SĐ/TQLC, được trải sẵn trên chiếc bàn đặt ở giữa. Khi tôi vừa chào Tướng Trưởng xong thì Tướng Lân vào đề ngay. Ông cho biết là Sư Đoàn TQLC sẽ tổ chức cuộc tấn công lên Cửa Việt bằng hai cánh quân. Cánh bên phải làm nỗ lực chính gồm 2 tiểu đoàn TQLC (TD/TQLC) và Thiết Đoàn 20 ( TH/Đ 20 ) do tôi chỉ huy, tiến dọc theo các xóm làng bên bờ biển và sẽ chiếm Cửa Việt trước 08:00 giờ ngày 28/1/1973, thời điểm Hiệp Định ngưng bắn Ba Lê bắt đầu có hiệu lực. Cánh quân bên trái làm nỗ lực phụ gồm 1 tiểu đoàn TĐ/TQLC và Thiết Đoàn 18 do Lữ Đoàn 147/TQLC chỉ huy, tiến dọc theo Hương Lộ 603 lên hướng Bắc để yểm trợ bên sườn trái cho nỗ lực chính. Sắp xếp pháo binh để có hoả lực đủ mạnh yểm trợ trưc tiếp cho nỗ lực chính. Tuyệt đối giữ bí mật cuộc hành quân nầy.
Tướng Lân kết thúc phần ra lệnh và hỏi tôi có ý kiến gì không. Vì có sự hiện diện của Tuớng Truởng nên tôi không tiện trình bày dài dòng và tôi nói sẽ trình với Tướng Lân sau khi cùng với Bộ Tham Mưu Sư Đoàn (BTM/SĐ) hoàn tất kế hoạch cho cuộc hành quân nầy.
Tôi hơi có bất ngờ vì quả tình việc tấn công lên Cửa Việt cũng như sẽ có ngưng bắn nằm ngoài dự đoán của tôi trước khi bước vào trình diện Tướng Lân. Tôi cũng đang ở trong tâm trạng vừa lo lắng, vừa mừng thầm. Lo lắng vì nghĩ tới hai nỗ lực chính và phụ sẽ phải vượt qua hai Trung Đoàn 101 thuộc Sư Đoàn 325 Cộng Sản Bắc Việt (TRĐ 101/325 CSBV) và Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 320 CSBV (TRĐ 48/320 CSBV) đang phòng thủ theo chiều sâu truớc chạm tuyến TQLC. Hai trung đoàn nầy được tăng cường thành phần thuộc Trung Đoàn Chiến Xa 202. Mừng thầm vì sẽ “hết chiến tranh” trên quê hương cho dù qua bao kinh nghiệm quá khứ, ta khó có thể tin vào thiện chí của Cộng Sản Bắc Việt.
Thấy tôi chuẩn bị rời khỏi văn phòng, Tướng Trưởng, với bản tính cẩn thận, hỏi thêm: “Anh em nhắm có thể chiếm được Cửa Việt trước ngày giờ ấn định không” (sic)? Câu hỏi thật khó trả lời dứt khoát nhưng cũng giúp tôi nêu lên được một đề nghị là chúng tôi sẽ cố gắng, nhưng khi chiếm xong mục tiêu thì xin tăng cường thêm lực luợng. Tôi trả lời như thế vì tôi đoán cuộc hành quân có thể bị nhiều thiệt hại. Tướng Trưởng gật gù, suy nghĩ một lúc rồi nói thêm là cuộc hành quân nầy do lệnh của Tổng Thống và nếu cần, ông sẽ tăng cường thêm 1 Tiểu Đoàn Dù. (có lẽ Tướng Lân đã trình bày cho Tướng Trưởng biết là SĐ/TQLC đã phải dàn trải nhiều quân trên tuyến phòng thủ, chỉ còn lại TĐ4/TQLC đang làm trừ bị cho Sư Đoàn mà thôi).

3.Tình hình chung
Sau cuộc phản công tái chiếm Tỉnh Quảng Trị, lực lượng Quân Đoàn 1 đã đẩy lùi các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt (SĐ/CSBV) về phía bên kia Sông Thạch Hãn. Bên phía Tây Quốc Lộ 1, Sư Doàn Dù tiếp tục dồn mọi nổ lực mở rộng khu vực kiểm soát vào các căn cứ Barbara và Anne dưới áp lực của Sư Đoàn 304 CSBV. Bên phía Đông QL1, tuyến phòng thủ của SĐ/TQLC bắt đầu từ cầu sằt Quảng Trị, chạy dài phía Đông Sông Thạch Hãn, vòng lên phía Bắc đến Quận Lỵ Triệu Phong, đổi về hướng Đông Bắc qua Thôn Bích La Đông, tại đây tuyến phòng thủ chạy lên hướng Bắc dọc theo phía Đông Sông Vĩnh Định, đến Thôn Long Quang thì đổi về hướng Đông Bắc và chạy dài ra đến Biển Đông tại Làng Bình An. Tuyến nầy cũng là Tuyến Vàng do QĐ1 ấn định trong giai đoạn tấn công tái chiếm Quảng Trị. Đối diện với tuyến phòng thủ của TQLC từ Triệu Phong đến bờ biển tại làng Bình An, là SĐ 320 CSBV và TRĐ 101 thuộc SĐ 325 CSBV (TRĐ 101/325 CSBV) được tăng cường thành phần đơn vị chiến xa của TRĐ 202CX.
Theo tài liệu bắt được từ tù binh và hồi chánh viên có giá trị cao do Quân Đoàn 1 phổ biến, phía CSBV nghĩ rằng hiệp định ngưng bắn sẽ được ký kết tại bàn hội nghị Ba Lê, nên bắt đầu cuối tháng 10/1972, chúng cho phát động kế hoạch học tập việc áp dụng lệnh ngưng bắn trong quân đội và các cấp hành chánh xã ấp, thực thi những điều có lợi mà cụ thể nhất là “lấn đất giành dân’,” cấm cờ” và tuyên truyền. Đối với CS, ngưng bắn là “tạm nghỉ một thời gian”, sau đó tiến đến “giải phóng Miền Nam”. Phản ứng trước những hành động đó, Quân Lực VNCH đã mở các cuộc hành quân với mọi cố gắng chiếm lại các vị trí đã bị lấn chiếm, đồng thời cố thủ các phần đất còn đang nắm giữ trong tay.



Sau khi QLVNCH chiếm lại Quảng Trị ngày 16/9/1972, CSBV còn giữ được Thị Xã Đông Hà và một phần đất phía bờ Nam Sông Cửa Việt. Sông Cửa Việt là hợp lưu của hai con sông lớn quan trọng, Thạch Hãn và Miếu Giang, tại địa diểm cách bờ biển 10 cây số. Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ phía Đông dãy Trường Sơn, chảy qua thung lũng Ba Lòng, qua Thị Xã Quảng Trị rồi đổi về huớng Tây Bắc qua Quận ly Triệu Phong cũ, từ đây tiếp tục chảy thêm khoảng 10 cây số để gặp Sông Miếu Giang. Sông Miếu Giang cũng bắt nguồn từ phía Đông dãy Trường Sơn, chảy qua Cam Lộ ( Sông Cam Lộ ), qua Thị Xã Đông Hà ( Sông Đông Hà ) để gặp Sông Thạch Hãn cách đó 3 cây số .
Cửa Việt là cửa khẩu chiến lược quan trọng mà CSBV đã sử dụng để chuyển vận tiếp liệu vào “điểm tập trung” Đông Hà bằng tàu, sau đó phân phối cho các đơn vị hành quân phía Nam và Bắc Sông Đông Hà ( Miếu Giang ). Các hải vụ chuyển hàng thường được thực hiện lúc ban đêm để tránh phi cơ quan sát của ta. Sông Miếu Giang còn “kết nối” với QL9 trên gần thượng nguồn, nên rất tiện cho CSBV chuyển hàng tiếp qua ngã Hạ Lào bằng đường bộ (QL9), nhập vào hê thống đường mòn Hồ Chí Minh để tiếp tục đi vào cho đến miền Đông Nam Bộ.
Cuộc hành quân Cửa Việt được tổ chức nhằm chiếm vị trí thuận lợi có thể quan sát sự đi lại thuyền bè của CSBV ra vào Đông Hà, ngăn chận mọi nguồn tiếp liệu được chuyển từ miền Bắc vào bằng đường biển để nuôi dưỡng các Sư Đoàn CSBV đang tấn công QLVNCH.

4. Nhiệm vụ
a. Ngày N giờ G, Lực luợng đặc nhiệm Tango (LLĐN Tango) gồm thành phần nhị thức bộ binh chiến xa làm nổ lực chính, vượt tuyến xuất phát ( TXP ) mở cuộc tấn công và phải chiếm Cửa Việt trước 08:00 giờ ngày 28 /1/1973. Sau đó tổ chức phòng thủ an ninh, kiểm soát và ngăn chận mọi thuyền bè ra vào Cửa Việt nhằm chuyển vận tiếp liệu vào bên trong khu vực Đông Hà.
b. Ngày N giờ G, LĐ/147/TQLC, gồm thành phần nhị thức bộ binh chiến xa làm nổ lực phụ, vượt tuyến xuất phát chiếm các mục tiêu ấn định, bảo vệ an ninh sườn trái cho LLDN Tango tiến chiếm Cửa Việt.

5.Tổ chức lực lượng
1. Lực Lượng Đặc Nhiệm Tango (Nổ lực chính).
a. Bộ Tư Lệnh LLĐN Tango.
- Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó SĐ/TQLC, Tư Lệnh.
- Trung Tá Nguyễn Văn Tá, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 20 CX M48 kiêm cố vấn chuyên môn binh chủng.
- Trung Tá Đỗ Đình Vượng, Tham Mưu Trưởng LLĐN Tango và Ban Tham Mưu.
- Trung Tá Trần Thiện Hiệu, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh/TQLC (TĐ3/PB/TQLC) và BCH nhẹ, kiêm Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực (TTPHHL). Ngoài ra còn được Pháo Đội A 155 ly thuộc Tiểu Đoàn 44/ QĐ1 tăng cường hỏa lực và đặt dưới quyền điều động trực tiếp của Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3/PB/TQLC.
- Toán Không Hải Yểm thuộc Đệ Thất Hạm Đội (đặt cạnh toán Cố Vấn TQLC, dưới sự điều động thống nhất của Thiếu Tá TQLC James R. Sweeney).
- Toán Biệt Đội Kỹ Thuật.
- Toán Quân Cảnh v.v

b. Cánh A.
-Tiểu Đoàn 4/TQLC, Trung Tá Nguyễn Đằng Tống, Tiểu Đoàn Trưởng.
-Tiểu Đoàn 4 /TQLC gồm Đại Đội 3 của Trung Úy Mai Văn Hiếu và Đại Đội 4 của Đại Úy Trương Tấn Tước. (về sau được tăng cường thêm Đại Đội 2 của Đại Úy Ngô Hữu Đức), Thiếu Tá Phạm Văn Tiền, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 4, chỉ huy.
-Thiết Đoàn Phó THĐ/20 CX M48, Thiếu Tá Hoàng Kiều, phối hợp chỉ huy kiêm cố vấn chuyên môn binh chủng.
-Chi Đoàn 3/ THĐ/20 CX M48, Đại Úy Lê Bá Nam, Chi Đoàn Trưởng.
-Chi Đoàn 2/18 Thiết Kỵ Thiết Vận Xa M113 ( CHĐ/2/18/TK TVX M113 ), Đại Úy Nguyễn Quang Minh, Chi Đoàn Trưởng.

c. Cánh B.
-Tiểu Đoàn 2/TQLC, Thiếu Tá Trần Văn Hợp, Tiễu Đoàn Trưởng.
-Tiểu Đoàn 2/TQLC gồm Đại Đội 2 của Đại Úy Từ Đức Thọ và Đại Đội 4 của Trung Úy Trần Đình Công, Thiếu Tá Lê Quang Liễn, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 2/TQLC chỉ huy.
-Thiếu tá Hoàng Kiều, Thiết Đoàn Phó THĐ/20 CX M48, sẽ phối hợp chỉ huy và cố vấn chuyên môn binh chủng, trong giai đoạn 2.
-Chi Đoàn 1/THĐ/20 CX M48, Đại Uý Đặng Hữu Xứng Chi Đoàn Trưởng.
-Chi Đoàn 2/17 Thiết Kỵ Thiết Vận Xa M113 (CĐ 2/17/TK TVX M113 ), Đại Úy Trần Cảnh, Chi Đoàn Trưởng.

d.Trừ bị.
- Cánh A TĐ4/TQLC ( về sau tăng cường lên cho Cánh A LLĐN Tango thêm Đại Đội 2/TQLC để giữ an ninh cho mục tiêu A, đồng thời phụ trách việc tản thương về phía sau ).
- Chi Đội 1/1/15TK và một số Thiết Vận Xa M113.

2. Lữ Đoàn 147/TQLC (Nổ lực phụ).
a. Bộ Chỉ Huy LĐ 147/TQLC.
- Đại Tá Nguyễn Năng Bảo, Lữ Đoàn Trưởng.
- Trung Tá Phan Văn Sỹ, Thiết Đoàn Trưởng THD 18 kiêm cố vấn chuyên môn binh chủng
- Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc, Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn và Ban Tham Mưu.
- Trung Tá Đặng Bá Đạt, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2PB/TQLC. Ngoài ra còn được Pháo Đội B 155 ly (yểm trợ tổng quát cho SĐ/TQLC) tăng cường hỏa lực cho TD2/PB/TQLC.
- Đại Đội Viễn Thám.
- Các đơn vị yểm trợ chuyên môn v. v.

b. Cánh A.
-Tiểu Đoàn 5/TQLC, Trung Tá Hồ Quang Lịch, Tiểu Đoàn Trưởng.
-Cánh B.
- Đại Đội 4 của Đại Úy Đỗ Trung Giao (mũi tấn công chính) và Đại Đội 1 của Trung Úy Hồ Văn Chạnh (mũi tấn công phụ) do Đại Uý Ngô Thành Hữu, Tiểu Đoàn Phó chỉ huy.
- Chi Đoàn 1/18/TK CX M41
- Chi Đoàn 3/ THĐ/18/TK TVX M113.

c.Trừ bị.
- Đại Đội 3/TĐ5/TQLC của Trung Úy Trần Thanh Tùng.

6. Quan niệm hành quân.
1. Giai đoạn 1, LLĐN Tango áp dụng chiến thuật nhị thức bộ binh chiến xa, sử dụng Cánh A tiến chiếm mục tiêu A và B . Giai đoạn 2, từ mục tiêu B, Cánh A yểm trợ Cánh B tiến lên sau phía bên trái, để chiếm mục tiêu C về hướng Tây cách hơn 2 cây số. Sau đó Cánh A và B cùng tiến song song lên hướng Bắc để chiếm mục tiêu T (Tango), trong đó có căn cứ Hải Quân Cửa Việt.
Do cuộc hành quân được hạn định thời gian không quá 25 giờ kể từ khi vượt tuyến xuất phát, phải chiếm xong mục tiêu Cửa Việt, việc thanh toán các chốt nhỏ không quan trọng của địch cũng như việc tản thương sẽ do các toán quân đi sau giải quyết.
2. Cùng lúc, nổ lực phụ do LĐ 147/TQLC chỉ huy, tiến chiếm các mục tiêu D,E và F, bảo vệ an ninh sườn trái cho LLĐN Tango.
3. Hoả lực yểm trợ:- Từ 22:00G ngày N-1 đến 05:00 ngày N, B52 oanh kích 4 mục tiêu trong khu vực hành quân, và 3 mục tiêu khác về phía Tây Nam Gio Linh và phía Đông Bắc Đông Hà để phá hủy các vị trí nghi ngờ có đặt pháo binh của CSBV.
- Hải Pháo Hoa Kỳ từ Đệ Thất Hạm Đội tác xạ vào các mục tiêu do LLDN Tango đề nghị qua hệ thống cố vấn, từ 20:00G ngày N-1 đến 08;00G ngày N.
- Pháo Đội A và B 155 ly thuộc TĐ44 sẽ yểm trợ tăng cường cho TĐ2/PB và TĐ3/PB/TQLC theo kế hoạch dự trù và theo yêu cầu tùy theo diễn biến của tình hình.

7. Diễn tiến
1. Ngày N giờ G.
- Do thời tiết có nhiều sương mù hạn chế tầm nhìn xa, nên giờ vượt tuyến xuất phát bị chậm lại 20 phút.
- Đúng 06:50G ngày 27/1/1973, gần một trăm chiến xa và thiết vận xa của cả hai nổ lực chính (LLĐN Tango) và phụ (LĐ/147/TQLC) đồng loạt nổ máy, mang theo gần sáu trăm chiến sĩ TQLC (4 Đại Đội), vượt tuyến xuất phát, hăm hở tiến về hướng mục tiêu phía trước. Không bao lâu thì tiếng súng bắt đầu nổ. Cùng lúc, các vị trí trên toàn chạm tuyến khác của ta cũng nổ súng theo nhằm cho địch không thể xác định được đâu là hướng tấn công chính.



Bên nổ lực chính, pháo binh được lệnh di chuyển tác xạ về phía sau các vị trí tiền đồn của địch đang bị quân ta tràn ngập nhanh chóng. Các toán tiền đồn địch bị tấn công bất ngờ nên nổ súng lấy lệ rồi bỏ chạy về phía sau. Đoàn chiến xa và thiết kỵ thuộc Cánh A tiếp tục thận trọng tiến quân, vừa tránh các hầm hố, mìn bẫy, vừa sử dụng hỏa lực cơ hữu yểm trợ cho nhau để cùng tiến về mục tiêu A (Làng Thanh Hội) dưới hỏa lực súng cối, hỏa tiễn chống chiến xa và pháo binh của địch.
Khoảng gần 10:00 giờ, BCH hổn hợp Cánh A báo về BTL/LLĐN Tango là thiết vận xa chuẩn bị cho TQLC hạ chiến để cùng nhau phối hợp, yểm trợ hổ tương tiến vào chiếm mục tiêu. Cuộc tiến quân rất nhịp nhàng mặc dù đôi lúc, qua hệ thống truyền tin để theo dõi tin tức nội bộ các đơn vị hành quân, ta không sao tránh khỏi nghe được những lời qua lại như “ai vào mục tiêu trước, ai vào sau, hoặc giả sao thiết vận xa cho TQLC hạ chiến quá sớm, tức còn cách mục tiêu khá xa” v.v. Đây là những trở ngại thường xảy ra giữa chiến xa, thiết kỵ và bộ binh tùng thiết trong bất cứ cuộc hành quân nào; lý do dễ hiểu là đôi lúc chiến xa, thiết kỵ hay bộ binh tùng thiết không cùng một ý niệm chung về việc nhận định tính chất, hình dạng hay khoảng cách mục tiêu lúc hai bên nổ súng, trong khi thực tế ngoài địa thế mục tiêu cũng không hẵn như thấy vẽ trên bản đồ. Tuy nhiên với sự phối hợp tế nhị và linh động giữa Thiếu Tá Tiền và Thiếu Tá Kiều, mọi việc đã được giải quyết ổn thỏa mà không cần đến sự can thiệp của BTL/LLĐN Tango.
Khoảng 11:00 giờ, BCH hổn hợp Cánh A báo cáo đã chiếm mục tiêu A, bắt sống vài chục tù binh chính quy và du kích, tịch thu một số vũ khí. Lệnh cho tiếp tục tiến về mục tiêu B (Làng Vĩnh Hoà 1 ), thương vong của ta và tù binh sẽ đươc giao lại cho bộ phận thuộc TĐ4 đi sau lo liệu. Tiểu Đoàn 2 /TQLC, Chi đoàn 1 / 20 CX và Chi Đoàn 2/17/TK được lệnh chuẩn bị thi hành kế hoạch giai đoạn 2 để chiếm mục tiêu C khi quân ta thanh toán xong mục tiêu B .
Bên nổ lực phụ (LĐ/147/TQLC), Cánh B của TĐ5/TQLC tại khu vực Long Quang đang gặp khó khăn do bị hỏa lực mạnh mẽ của các đơn vị thuộc TRĐ 48/320 CSBV khống chế từ hướng Tây tức sườn bên trái, và được bố trí trong hệ thống phòng thủ kiên cố. Tôi ( kẻ viết bài ) cảm thấy lo ngại vì nếu Cánh B TĐ5/TQLC không thể tiến nhanh hơn để chiếm mục tiêu E (Thôn Lệ Xuyên) thì địch có thể sẽ dùng điạ điểm nầy làm bàn đạp tăng cường lực lượng từ phía Tây và phản công các cánh quân ta bên bờ biển.
Khoảng 12:00 giờ, Cánh A/LLĐN Tango báo cáo chạm địch nặng tại mục tiêu B và đang bị cầm chân tại chỗ, tuy nhiên sẽ điều động tiến lên. Pháo binh 130 ly địch từ khu vực Tây Nam Gio Linh và Tây Bắc Đông Hà tác xạ vào toàn khu vực hành quân; vị trí Pháo Đội F của Đại Úy Trương Công Thuận đóng tại Gia Đẳng II cũng bị trúng đạn: xe hư hỏng, kho đạn bị cháy, cũng may là người và vũ khí vô sự. Tôi yêu cầu hải pháo phản pháo vào các vị trí nghi ngờ có đặt pháo binh của CSBV. Thiếu Tá TQLC James R. Sweeney, Trưởng toán cố vấn, cho biết hải pháo rất sẵn sàng yểm trợ tối đa vì đây là ngày cuối cùng họ được làm việc với TQLCVN, hơn nữa họ cũng không muốn mang đạn dư về nhiều.
Quá trưa, Cánh A báo cáo địch tăng cường thêm bộ binh và chiến xa tại mục tiêu B. Tình hình nầy cho thấy địch quyết tâm không để ta tiến xa hơn về Cửa Việt. Đôi bên giằng co, giữa thủ và công, nhiều lúc thật quyết liệt để giành lấy mục tiêu B có tính cách quyết định về sự mất còn của Cửa Việt chỉ cách đó không đầy 5 cây số đường chim bay. Một chiến xa và một TVX M113 của ta bị loại khỏi vòng chiến do hỏa tiễn AT3 và sung 82 ly không dật của địch. Về TQLC tùng thiết, ta có thêm một số thương vong cần được chuyển về phía sau.
Lúc nầy bên LĐ/147/TQLC, “Cánh B/TĐ5 chỉ tiến được khoảng nửa cây số, chưa chiếm hoàn toàn mục tiêu D. Do có một chiếc thiết giáp M41 mà tài xế bị tử thương, cứ tiếp tục di chuyển cán lên tuyến phòng thủ của địch khiến chúng hốt hoảng bỏ chạy. Thừa dịp, quân ta tràn lên chiếm vị trí nói trên. TĐ5/TQLC cũng có xin phi cơ lên vùng yểm trợ dọc theo sườn bên trái cho Cánh B/TĐ5, nhưng không hiểu vì lý do gì chờ mãi mà không được thỏa mãn” (đoạn trong ngoặc kép đựọc viết theo lời kể trong thư của Trung Tá Hồ Quang Lịch, cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5/TQLC, đề ngày 26/10/2010 để góp ý).
Trời sắp sửa tối, BTL/LLĐN Tango báo về cho BTL/ SĐ/TQLC biết tình hình bên Cánh A của LLĐN Tango không tiến triển khả quan, hiện đang có kế hoạch sẽ đánh đêm. Tôi mời Trung Tá Nguyễn Văn Tá, Thiết Đoàn Trưởng THĐ/20CX, sang trung tâm hành quân (TTHQ) để cùng bàn thảo kế hoạch tấn công ban đêm. Chúng tôi cùng đồng ý sẽ sử dụng Chi Đoàn 1 /20CX, Chi Đoàn 2/17TK và 1 Đại Đội của TĐ2/TQLC tùng thiết, thành lập một lực lượng xung kích (LLXK). Lợi dụng yếu tố bất ngờ và đêm tối cùng với khả năng di động nhanh, hỏa lực mạnh, LLXK sẽ mở một trục tấn công dọc theo bờ biển cách phía Đông mục tiêu A và B tứ 300 đến 400 thước, lúc thủy triều xuống. Lực lượng nầy sẽ thọc sâu lên Cửa Việt và tấn công thẳng vào mục tiêu T (Tango) dưới sự yểm trợ hỏa lực tối đa của pháo binh và hải pháo. Tôi cũng không quên nhắc nhở Trung Tá Tá dành lại một số chiến xa và TVX M113 vừa phải, để tổ chức thêm một lưc lượng trừ bị xung kích (LLTBXK) với một đại đội tùng thiết thứ hai của TĐ2/TQLC, sẵn sàng tiếp ứng cho mọi truờng hợp khẩn cấp, bất cứ lúc nào và ở đâu. Kế họạch chiếm mục tiêu C được hủy bỏ do nhiệm vụ khẩn cấp phải có mặt trên Cửa Việt trước 08:00 giờ sáng ngày mai, 28/1/1973. (Nếu tiếp tục tấn công theo kế hoạch sơ khởi thì có thể bị chậm lại lâu dài). Riêng tại mục tiêu B, hai Đại Đội/TĐ4/TQLC tiếp tục cầm chân địch, không để bị tràn ngập trong đêm.
Sau đó Thiếu Tá Tiền, lúc bấy giờ đang ở khoảng giữa mục tiêu A và B, được lệnh về BTL/LLĐN Tango (cách mục tiêu A ba cây số rưởi về hướng Đông Nam) để nhận lệnh gấp. Tôi cho Thiếu Tá Tiền biết về tổ chức và nhiệm vụ của LLXK trong đó Đại Đội 4/TĐ2/TQLC của Trung Úy Trần Đình Công được chỉ định tùng thiết. (Thiếu Tá Kiều thì nhận lệnh với Trung Tá Thiết Đoàn Trưởng THĐ/20CX). LLXK nầy cũng sẽ đặt dưới sự kiểm soát hành quân cùa BCH/Cánh A hổn hợp.
Đúng 22:30 giờ, LLXK xuất phát. Hải Pháo tiếp tục tác xạ hủy diệt mục tiêu T (Tango) và ngọn đồi 12 có rừng dương xanh bao phủ nằm về phía Nam căn cứ hải quân khoàng 2 cây số, được nghi ngờ là BCH Trung Đoàn 101/325 đóng tại đó thể theo tin tức của tù binh. Pháo binh TQLC 105 ly và Pháo binh 155 ly/ TĐ44/QĐ1 tác xạ dọc theo phía Tây trục tiến quân của LLXK để yểm trợ sườn bên trái cho lực lượng nầy. Một lần nữa, lực lượng phòng thủ CSBV bị bất ngờ trước LLXK do Chi Đoàn 1/20CX dẫn đầu.

Ngày N+1 (28/1/1973).
Sau 8 giờ đồng hồ vượt qua nhiều chướng ngại vật thiên nhiên hoặc do địch thiết lập, diệt nhiều vị trí chốt, LLXK vừa nổ súng yểm trợ cho nhau, vừa tiến lên Cửa Việt. Cuối cùng chiếc chiến xa dẫn đầu đến Cửa Việt khoảng 6:30 giờ. LLXK nhanh chóng chuyển đội hình thành hàng ngang, hướng về phía Tây, tức tốc di chuyển và nổ súng tấn công vào các vị trí phòng thủ khu vực căn cứ hải quân. Lực lượng phòng thủ của địch bị bất ngờ vừa nổ súng vừa rút lui về phía trong căn cứ và khu vực đồi 12 có rừng dương xanh bao phủ. Vài chiến xa T-54 và chiến xa lội PT- 86 (hoặc PT- 75) từ rừng dương xông ra tác xạ để yểm trợ cho quân phòng thủ của chúng, thì bị chiến xa ta hạ ngay. Thiết vận xa M113 liền cho TQLC tùng thiết hạ chiến để tiến về căn cứ hải quân Cửa Việt dưới sự yểm trợ trực triếp của hỏa lực cơ hữu và của chiến xa M48.
-07:45, Thiếu Tá James R. Sweeney, Trưởng Toán Cố Vấn TQLC, sang báo cho tôi biết pháo hạm đã ngưng yểm trở và sẽ rời vùng vì hết nhiệm vụ. Tôi nhờ ông ta chuyển lời cám ơn đến pháo hạm đã tận tình yểm trợ liên tục cho các lực luợng hành quân trong suốt thời gian qua.
Tôi trở về TTHQ, lòng bồn chồn lo lắng: không còn bao lâu nữa thì đến giờ ngưng bắn, liệu anh em trên Cửa Việt có hoàn thành được nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó không? Có chiếm xong mục tiêu Cửa Việt không? Tại BTL/SĐ/TQLC Tướng Lân thỉnh thoảng cũng liên lạc với tôi để biết rõ thêm tình hình.
-08:00 giờ, qua máy truyền tin, với giọng xúc động pha lẫn niềm vui, Thiếu Tá Tiền báo cho tôi biết là toán tiên phong của Đại Đội 4/TD2/TQLC đã cấm cờ tại cổng căn cứ Hải Quân Cửa Việt trước đó 2 phút, tức vào lúc 07:58 giờ ngày 28/01/1973. Mọi người đều thở phào nhẹ nhõm. Tôi không quên gửi lời khen ngợi tất cả các đơn vị thuộc LLĐN Tango đã “làm nên lịch sử” trong những giây phút phù du còn lại trước khi Hiệp Định Ba Lê ngưng bắn có hiệu lực. Được tin nầy, Thiếu Tướng TL/SĐ/TQLC gọi điện thoại qua máy siêu tần số để khen ngợi tất cả các đơn vị đang hành quân. Ông cho biết sẽ đến thăm BTL/LLĐN Tango và cũng sẽ có buổi họp báo tại đây vào lúc 10:00 giờ.
Thiếu Tá James R. Sweeney, với nét mặt hân hoan, sang trung tâm hành quân gặp tôi để chúc mừng tin vui quân ta đã chiếm Cửa Việt. Nhân tiện ông cũng cho biết toán cố vấn sắp sửa rời BTL/LLĐN Tango vì nhiệm vụ của họ đã chấm dứt theo lệnh cấp trên và cũng theo các điều khoảng được ấn định trong Hiệp Định ngưng bắn Ba Lê. Tôi sang nơi làm việc của toán cố vấn, bắt tay từ giả từng người với lời cám ơn họ đã giúp LLĐN Tango cho đến giờ phút chót, đồng thời chúc họ được nhiều may mắn trên đường về Hoa Kỳ trước khi trở lại Hương Điền để gặp Tư Lệnh TQLC, Thiếu Tướng Lân. Cuộc chia tay vội vã, không nghi thức nào được chuẩn bị truớc, nhưng đầy cảm động. Trong phút chót, họ nhìn tôi với vẻ ái ngại, có lẽ trước cái không khí “nửa hòa bình, nửa chiến tranh” nầy, họ thầm hiểu kể từ đây chúng tôi sẽ thiếu vắng mọi phương tiện yềm trợ hỏa lực chiến lược hay chiến thuật, nếu chẳng may “hòa bình thật sự” sẽ không đến với nhân dân Miền Nam.
Lợi dụng ngưng tiếng súng (theo tinh thần Hiệp Đinh Ba Lê), các đơn vị CSBV đã tập hợp dân chúng phần đông là phụ nữ, người già, từ các nơi xa như Gio Linh, Cam Lộ, Hương Hóa v.v., trong đó chúng không quên cài thêm “bộ đội” và du kích, với cờ “mặt trận giảỉ phóng miền Nam” trên tay, tiến gần các đơn vị ta, đến đâu họ cấm cờ đến đó, miệng luôn yêu cầu “hoà bình rồi, các anh buông súng và về với gia đình đi”. Giữa mùi thuốc súng còn phản phất, quyện lẫn trong sương mai, hai bên binh sĩ “Quốc Cộng”, chừng như đã bị căng thẳng quá nhiều bởi không khí chiến tranh dai dẳng, giờ đây có dịp bày tỏ “niềm vui hoà bình”, cho dù có tính cách nhất thời, gượng gạo, bằng cách mời nhau thuốc lá, cà phê, mì gói v.v. Giữa hoạt cảnh bi hài đó, các cấp chỉ huy của họ luôn đòi gặp các cấp chỉ huy của ta để khiếu nại ta “vi phạm” hiệp định ngưng bắn. Tình trạng nầy không chỉ xảy ra trên Cửa Việt, mà trên toàn tuyến của SĐ/TQLC, bất cứ chỗ nào có ta đóng quân. Đặc biệt tại làng Đồng Bào phía Nam của TĐ5/TQLC khoảng 6 cây số, cũng là khu vực phòng thủ của TĐ105/ĐPQ Quảng Trị đang tăng phái cho SD/TQLC, khoảng 500 dân chúng, du kích lẫn “bộ đội” CS cũng đã lấn sâu vào vị trí trong thế “cài răng lược” và cấm cờ Mặt Trận GPMN. TD105/ĐPQ lúng túng không biết giải quyết như thế nào, khiến TQLC phải gửi lực lượng đến can thiệp, chận đứng. Mãi đến chiều, bằng lời lẽ ôn hòa đến áp lực mạnh mẽ, dứt khoát, có lúc phải đe dọa, đơn vị TQLC mới thuyết phục họ ra khỏi tuyến phòng thủ của TĐ105/DPQ. Với chiêu bài “nhân dân đấu tranh”, CSBV luôn đẫy nhân dân về phía trước làm bia đỡ đạn, trong khi QLVNCH, với lòng vị tha nhân ái được rèn luyện từ các quân trường, từ các cấp chỉ huy đơn vị, từ căn bản bảy điều giáo lệnh Quận Đội, không bao giờ và cũng không nỡ long nào nổ súng vào đồng bào. Hãy nhớ lại cảnh tàn sát của CSBV từ Mậu Thân Huế, từ đại lộ kinh hoàng v.v. ta mới thấy rõ dã tâm của con người CS.
BTL/SĐ/TQLC ra lệnh cấm các đơn vị tiếp xúc với dân chúng và binh lính CSBV bất cứ dưới hình thức nào, cũng như phải đề cao canh giác trước những thủ đoạn tuyên truyền có ảnh hưởng đến tình thần chiến đấu và tâm lý của binh sĩ ta, đăc biệt không để địch dùng mánh khoé tìm hiểu về lực lượng và cách phối trí quân của ta.
-Khoảng 09:30, toán kỹ thuật trình cho BTL/LLĐN Tango một công điện được gửi đi từ Biệt Đội Kỹ Thuật SĐ/TQLC, cho biết đã dò nghe được tin CSBV sẽ tăng cường lực lượng kể cả chiến xa để phản công ta tại Cửa Việt. Tôi liền báo cho Thiếu Tá Tiền và Trung Tá Tá, Thiết Đoàn Trưởng THĐ/20CX, tin nói trên để chuẩn bị đối phó. Tôi cũng chia sẻ thêm là địch có thể sử dụng một trung đoàn của SĐ 320/CSBV đang có mặt tại phía Bắc Chợ Sãi, tăng cường để phản công ta trong vòng 3 đến 4 tiếng, tuy nhiên họ chưa có lực luợng chiến xa đủ mạnh để có thể “chọi” lại chiến xa của ta. Có thể địch sẽ dùng pháo binh để tiêu hao tiềm năng ta trước.
-Tại BTL/LLĐN Tango, sau cuộc họp báo và trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí VN và ngoại quốc dưới sự hướng dẫn của đại diện QĐ1, Thiếu Tướng Tư Lệnh TQLC chấp thuận cho họ bay đi quan sát tình hình trên Cửa Việt bằng trực thăng. Tôi phải dặn dò các phi công là nên bay ngoài biển cách bờ càng xa càng tốt, nhưng đủ để các phóng viên quan sát và chụp ảnh, và cũng không được vượt quá phía Bắc Cửa Việt để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra nếu CSBV tác xạ phòng không hoặc hỏa tiễn SA7. Rất may phái đoàn phóng viên báo chí đã trở về an toàn…
Về phía CSBV, khi hay tin Cửa Việt bị mất, Bộ Tổng Tư Lệnh (BTTL), Bộ Tư Lệnh Mặt trận Trị Thiên (BTL/MTTT), còn gọi là MT B5, phản ứng ra sao? Xin trích và phiên dịch một đoạn trong quyển sách của Đại Tướng CSBV Võ Nguyên Giáp “The General Headquarters in the Brilliant Spring Victory” (Tổng Hành Dinh trong mùa xuân đại thắng), do nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2003 tại Hà Nội, trang 58 – 59 như sau: “Vào đêm 27/1/1973, quân đội bù nhìn (puppet army) đã trắng trợn tác xạ vào vị trí binh sĩ ta tại Cửa Việt, Quảng Trị, bằng tất cả pháo trên bộ và ngoài chiến hạm. Lợi dụng pháo binh bắn phá, chúng sử dụng 200 chiến xa cùng xe bọc thép, và Lữ 147 Lính Thủy Đánh Bộ ( theo cách nói của CSBV, Lữ tức Lữ Đoàn, tác giả phụ chú ) từ Gia Đẳng, Mỹ Thủy, lên chiếm Hải Cảng. Chỉ trong một đêm duy nhất chúng đã chiếm được khu vực mà chúng không thể chiếm trong nhiều tháng trước đây.
Mất Cửa Việt thì Đông Hà, Miếu Giang và Quảng Ngang sẽ bị trực tiếp đe dọa.Tuyến đường vận tải chiến luợc Trường Sơn cũng sẽ nằm trong tình thế bị đe dọa. Thành quả Chiến Dịch Quảng Trị năm 1972 sẽ bị tổn hại trầm trọng.
Thiếu Tướng Lê Trọng Tấn, Tư Lệnh Chiến Dịch năm 1972, điện thoại cho Cường, Chỉ Huy Trưởng Khu Cửa Việt:
-Đồng chí có biết Cảng Cửa Việt bị mất chưa?
-Dạ chúng nó lấn chiếm một ít khu vực. Chúng tôi đã cử người đến gặp Lữ Trưỏng để phản đối việc nầy.
Bằng giọng gay gắt Tấn nói tiếp: Chúng gửi cả Lữ chiến xa và Lữ lính thủy đánh bộ để chiếm cảng Cửa Việt không phải để nghe đồng chí phản đối. Tôi ra lệnh đồng chí phải chiếm lại cảng ngay. Rõ chưa?
-Dạ rõ.
-Vậy hãy chấp hành ngay lệnh nầy. Tại sao đồng chí lo chúng ta vi phạm Hiệp Định mà không nhìn thấy phía địch hiện đã xóa bỏ nó rồi sao?
Sau đó Tấn gọi điện hỏi ý kiến BTTL. Tôi (Giáp) nói:
-Hãy chiếm lại vị trí đó ngay đi. Hãy gửi chiến xa T54 của Đại Tá Đào Huy Vũ ( lúc bấy giờ là chỉ huy trưởng lực lượng thiết giáp ). Hảy chiếm lại bằng mọi giá.
-Dạ rõ! Xin hứa. Tôi sẽ gửi tất cả gia đình Huy Vũ để mở các cuộc tấn công phối hợp với Đào Dũng và Cường. Xin đừng lo. Cuộc tấn công sẽ đạt kết quả mỹ mãn.
Liền sau đó, Tấn ra lệnh Lữ Chiến Xa 203 cùng pháo binh mở cuộc tấn công phối hợp. Tấn cũng ra lệnh cho các sư đoàn khác tuyển thêm 9 tổ chống tăng. Cao Văn Khánh và Đoàn Tuế, hai Phó Tư Lệnh Mặt Trận, xuống trực tiếp chỉ huy”.(hết trích).
Tình hình trên Cửa Việt trở nên căng thẳng vào gần trưa khi dân chúng, như có một mật lệnh nào đó, đã lần lượt tản ra và rút về hướng sau đồi dương và căn cứ Hải Quân. Sự kiện dân chúng rút đi khỏi nơi họ tụ tập chỉ xảy ra trên Cửa Việt, còn các nơi khác thì không thay đổi. Rõ ràng họ đang có chuẩn bị gì đây.
BTL/SĐ/TQLC thông báo cho LLĐN Tango biết là QĐ1 đang can thiệp để yêu cầu Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám sát (UBKSGS ) tức ICCS (International Commission of Control and Supervision), đến nơi để “xác nhận” là đã có sự hiện diện của LLDN Tango trên Cửa Việt từ lúc trước khi có lệnh ngưng bắn.
Vài nét khái lược về nhiệm vụ của UBKSGS (cũng như dựa vào chút ký ức còn sót lại về Hiệp Định Genève năm 1954) có thể được hiểu như sau: điều tra và giải quyết những tranh chấp, kiểm soát những vi phạm do các bên khiếu nại, giám sát để bảo đảm các bên thi hành đúng đắn các điều khoản của Hiệp Định ngưng bắn. BTL/LLĐN Tango có nhiệm vụ thông báo cho các đơn vị hành quân biết về việc nầy. Trong thâm tâm, tôi nghĩ ta đã quá chủ quan tin tưởng vào Ủy UBKSGS sẽ có thể dễ dàng giải quyết được điều gì khi đến Cửa Việt, chưa kể họ (phía thành viên phe CS) còn viện lý do tình trạng thiếu an ninh mà trì trệ không đến.
Trước nguy cơ địch có thể mở cuộc phản công, các đơn vị trên Cửa Việt lo phối trí lại lực lượng, tu bổ thêm vị trí phòng thủ, đồng thời xin bổ sung đạn dược, nhiện liệu cho chiến xa, thực phẩm, nước uống v.v. BTL/SĐ/TQLC cho biết QĐ1 sẽ chỉ thị cho Hải Quân cùng Nguời Nhái thi hành nhiệm vụ nầy ngay trong đêm tại Cửa Việt bằng quân vận đĩnh (LCM) với điều kiện bãi đổ bộ phải được bảo đảm an ninh. Suốt đêm chờ đợi, tuy nhiên đơn vị hành quân không liên lạc được bằng vô tuyến với các quân vận đĩnh. Sáng hôm sau thì BTL/QĐ1 cho biềt do biển động, sóng to nên Hải Quân và Người Nhái không thực hiện được cuộc đổ bộ.

Ngày N+2 (29/1/73).
Khoảng 04:00 giờ sáng, các đơn vị trên Cửa Việt báo cáo về LLĐN Tango, địch đang pháo kích và sau đó tấn công, nhưng bị đẫy lui nhanh chóng. Trước tuyến phòng thủ còn nhiều xác chết bỏ lại. Hỏa tiển AT3 và 82ly không giật, từ trong rừng dương và bờ Bắc Sông Cửa Việt thỉnh thoảng vẫn tìm cách hạ chiến xa hoặc TVX M113 của ta. Như thế, “hòa bình” chì có vỏn vẹn 16 giờ đồng hồ trên Cửa Việt.



08:00 giờ. Tôi quyết định gửi thêm LLXK thứ hai do Đại Đội 2 của Đại Úy Từ Đức Thọ tùng thiết, lên tăng cường trên Cửa Việt và đặt dưới quyền kiểm soát hành quân của BCH Cánh A hổn hợp. Sự tăng cường thêm lực lượng nhằm mục đích tăng thêm phần nào “thế quân bình” giữa ta và địch, đồng thời cũng nâng cao tình thần anh em đang chiến đấu trên tuyến đầu. Dọc đường LLXK phải chọc thủng 2 chốt ngoài bờ biển thuộc Làng Thanh Hội và Vĩnh Hoà 1 để tiến lên Cửa Việt.
BTL/SĐ/TQLC (theo đề nghị của BTL/LLĐN/Tango) đã can thiệp với Quân Đoàn xin phi cơ oanh kích vào các khu vực đặt pháo về phía Tây Nam Gio LInh và Tây Bắc Đông Hà, nhưng chẳng những lời yêu cầu không được thỏa mãn mà Quân Đoàn còn chuyển thêm lệnh từ Trung Ương (Tổng Thống) là phải cố gắng giữ Cửa Việt trong khi chờ UBKSGS đến. Còn việc không gửi Không Quân lên hoạt động là chỉ sợ sẽ vì phạm Hiệp Định ngưng bắn, vã lại ta cũng đang khiếu nại CSBV đã và đang vi phạm Hiệp Định.
Khoảng xế trưa, do Hải Quân và Người Nhái không thực hiện được việc tiếp tế, Chi Đoàn 1/17/TK của Đại Úy Tạ Quang Trung cùng với một đại đội TQLC, hộ tống đoàn xe “tiếp tế khẩn cấp”, dưới quyền chỉ huy tổng quát của Thiếu Tá Pham Cang, Tiểu Đoàn Phó TĐ9/TQLC, trực chỉ đến khu vực ấn định (giữa làng Bình An và mục tiêu B) để tạm thời phân phối tiếp tế cho các đơn vị, đồng thời nhận thương vong, tù binh và chiến lợi phẩm do các đơn vị chuyển giao để mang về phía sau. Đoàn xe tiếp tế rời khỏi vùng hành quân khoảng 16:00 giờ, bình yên vô sự.
Sau khi Đại Đội 2/TĐ2/TQLC lên đến Cửa Việt thì thay ngay vị trí cho ĐĐ4/TĐ2/TQLC được rút về phía Đông Nam ít trăm thước, cùng nhau phối hợp với chiến xa và thiết vận xa để phòng thủ theo lệnh của BCH Cánh A hổn hợp.

Ngày N+3 (30/1/73)
Sáng sớm LLĐN Tango lại thêm một lần nữa được lệnh phải cố gắng giữ Cửa Việt để chờ UBKSGS đến, đó là lệnh từ Trung Ương. Thời gian vẫn lạnh lùng trôi qua, chỉ nghe tiếng pháo từ trên Cửa Việt vọng về, thỉnh thoảng một vài trái lại rơi vào tuyến phòng thủ của LLĐN Tango hay bay ngang qua rồi rơi ngoài biển. Có ở tuyến đầu mới thấu được sự chịu đựng phi thường của các anh em đang chiến đấu, hiểu được nỗi khổ tâm của các cấp chỉ huy trực tiếp phài giải thích lý do sao chúng ta không có phản ứng tích cực nào. Các tuần dương hạm, các tiền phong đĩnh (Monitor), các hộ tống hạm v.v. được trang bi các loại đại bác 127 ly, 105 ly, 76 ly của hải quân ta đâu? Sao không thấy xuất hiện để phối hợp với các lực lượng trên bộ, vừa bắn phá vào mục tiêu địch, vừa nâng cao thêm tinh thần quân sĩ ta? Bầu trời Cửa Việt cũng vắng bóng các phi công anh hùng ngày nào khi quân ta tái chiếm Quảng Trị. Chúng ta rất cần đến “tai nghe mắt thấy” từ trên không để có thể đập tan đội hình, phá vỡ mọi nổ lực tăng cường của địch từ mọi hướng. Giờ đây chiến xa M48 và thiết vận xa M113 là “linh hồn” của đoàn quân ta trên Cửa Việt.
Theo quyển “Sư Đoàn 320B” xuất bản sau nầy, các đơn vị tham chiến trận Cửa Việt gồm có (trang 122-135): ngoài các Trung Đoàn 27, 48, 64 thuộc SĐ/320 và Trung Đoàn 101/325, còn có thêm các Trung Đoàn 24 thuộc SĐ/304, Trung Đoàn 271 độc lập, thành phần chiến xa của Trung Đoàn 202 và Lữ Đoàn 203, các đội chuyên môn chống CX AT3.
Như vậy địch hiện diện 6 trung đoàn trong vùng, thêm thành phần chiến xa của TRĐ 202 và LD 203 và các đội CCX AT3. Đó chưa kể còn Trung Đoàn 66/304 được chỉ định làm thành phần trừ bị cho trận đánh tuy chưa vào vùng (“Sư Doàn 304” Tập II, trang 219).
Khoảng 23:30 giờ, sau một vài đợt tấn công nhưng không thành của địch, Thiếu Tá Tiền báo cho tôi biết về tình hình mấy ngày qua anh em đã sử dụng đạn dược khá nhiều nhưng bổ sung chưa đầy đủ, luơng khô, nước uống cũng thiếu, một số chiến xa và thiết vận xa cũng bị hư hỏng…Tôi hiểu được ý Tiền muốn đề nghị gì. Tôi không muốn để Tiền tiếp tục, e rầng việc “cơ mật” bị tiết lộ. Tôi nói xa xôi nhưng dứt khoát với Tiền là hãy chuẩn bị, phối hợp chặt chẻ với Kiều, tức Thiết Đoàn Phó/ THĐ 20,” làm ăn” cho có lớp lang thứ tự. Hà Nội, tức ám danh đàm thoại củaTrung Tá Hiệu, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ3/PB/TQLC, sẽ bảo đảm an toàn bên phía sườn Tây…Bao giờ bắt đầu thì cho báo cho tôi biết.
Liền đó tôi yêu cầu Trung Tá Hiệu chuẩn bị hỏa lực ngăn chận kể cả màn khói, để bảo vệ sườn Tây của cánh quân ta, trường hợp có một cuộc rút lui. Tôi cũng báo cho Trung Tá Thiết Đoàn Trưởng THĐ/20 biết về câu chuyện giữa tôi và Tiền vừa rồi. Anh chỉ nói rất tiếc vì chúng ta không còn cách nào hơn.

Ngày N+4 (31/1/73).
Tôi vẫn túc trực bên trung tâm hành quân để theo dõi tình hình. Khoảng 02:00 giờ Lạng Sơn, tức Tướng Lân, gọi máy cho tôi để hỏi han tình hình anh em trên nầy với vẻ lo lắng. Tôi cũng trình bày những khó khăn, thiếu thốn mà các đơn vị đang gặp phải trên Cửa Việt, điều đó tất nhiên cũng có ảnh hưởng đến tinh thần. Tướng Lân cũng khuyên tôi nên đi ngủ để lấy sức vì ông biết tôi đã thức trắng mấy đêm liền. Ông cũng nói xa gần phải cẩn thận đừng để anh em bị thiệt hại nhiều.
Viêc gì đến đã đến. Sáng sớm tôi được báo địch tấn công mạnh và sau đó không lâu thì được tin lực lượng hành quân triệt thoái khỏi Cửa Việt. Địch mở thêm một hướng phản công bằng bộ binh có chiến xa yểm trợ nhằm vào mục tiêu B với ý đồ cắt đứt đường rút lui của ta từ trên Cửa Việt. Tại đây chiến xa ta và 2 Đại Đôi/ TĐ4/TQLC đã chận đứng, đồng thời phá hủy 2 CX T-54 hoặc T-34. (xin xem Sơ đồ vị trí các cụm phòng thủ.). Cuộc hành quân được coi như kết thúc vào lúc 18:00 giờ, sau khi các đợn vị cuối cùng về đến khu vực tập trung liên hệ để kiểm điểm lại quân số và chiến cụ.

8. Kết quả
Về thiệt hại ta và địch của cuộc hành quân được ước luợng như sau:

Ta:
a. Thương vong: khoảng 160 ( kể cả 35 bên Chiến xa và thiết kỵ).
b. Mất tích: 65, trong số có 5 của đơn vị chiến xa hay thiết kỵ. (Các anh em nầy được xác nhận bởi Trung Úy Vũ Chí Công, Đại Đội Phó ĐĐ2/TĐ2/TQLC, là cùng bị bắt với anh ta trong buổi sáng 31/1/73, theo thư góp ý đề ngày 10/5/2012).
c. Chiến xa: khoảng 6 chiếc M48 và 18 chiếc TVX M113, tất cả hư hỏng do pháo kích hay AT3 gây ra, còn bỏ lại chiến trường.
d. Vũ khí cá nhân: trên 100 khẩu đủ loại.
Ghi chú: Cũng cần nói thêm thiệt hại của TĐ5/TQLC bên nổ lực phụ, như sau:
Ta có 11 tử thương (trong số có 1 của thiết giáp), 20 bị thương. Về địch thì không rõ mặc dù sau khi ngưng bắn,TRD/48 CSBV có xin đi nhặt xác. Ngoài ra ta tịch thu khoảng 30 vũ khí cá nhân và cộng đồng. (Thông tin nầy do Trung Tá Hồ Quang Lịch, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5/TQLC, gửi thư góp ý).

Địch:
a. Tử thương: khoảng 200 xác đếm được. Theo Đại Tướng Cao Văn Viên, cựu Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, thì thương vong của CSBV lên đến 1.000 người (theo tác phẩm “Những ngày cuối cùng của VNCH” mà ông là tác giả, trang 58).
b. Bị bắt: 45 trong số có 7 nữ du kích có võ trang.
c. Vũ khí cá nhân và cộng đồng: trên 150 khảu.
d. Chiến xa bị ta bắn hạ: khoảng 10 chiếc T-34 ( hoặc T-54 ) và PT-76 (hoặc PT-85).
e. Căn cứ hải quân bị thiệt hại nặng nề do B52, hải pháo và pháo binh của ta.

9.Thay lời kết
Nhiệm vụ được giao phó cho LLĐN Tango trong trận hành quân tái chiếm Cửa Việt gồm 2 phần rõ rệt: (1) Phải chiếm Cửa Việt trước 08:00 giờ ngày 28/1/1972, nghĩa là 25 giờ sau khi vượt tuyến xuất phát. (2) Tổ chức phòng thủ an ninh, kiểm soát, ngăn chận mọi tàu bè ra vào Cửa Việt. Phần thứ nhất, LLĐN Tango đã hoàn thành tốt đẹp. Phần thứ hai, ta phải triệt thoái sau 3 ngày chịu áp lực nặng nề của CSBV, đặc biệt dưới hỏa lực 130 ly gần như liên tục mà ta không thể sử dụng phượng tiện nào để làm câm họng pháo của địch.
Kế hoạch tấn công Cửa Việt được thực hiện trong thời gian khá gấp rút để đáp ứng với yêu cầu phải vượt tuyến xuất phát lúc 06:30 giờ ngày 27/1/73 (chỉ trong vòng 1 ngày rưỡi kể từ khi nhận lệnh). Là lực lượng Tổng Trừ Bị của QLVNCH, chúng tôi đã quen giải quyết bất cứ mọi tình huống bất ngờ, khẩn cấp nào mà thương cắp đã giao phó. Nhưng trường hợp đánh lên Cửa Việt lại rơi vào thời điểm đặc biệt Hiêp Định ngưng bắn Ba Lê ra đời, nghĩa là “hết chiến tranh”, đồng thời chỉ còn mấy hôm nữa là Tết Nhâm Tý đến. Đối với phong tục cổ truyền, ngày Tết rất thiêng liêng trong tình cảm Việt Nam. Chúng tôi không kịp có thì giờ để cho anh em học tập, chuẩn bị tư tưởng, tâm lý trước khi xuất quân.
Ngày thứ hai chiếm Cửa Việt, tức 29/1/1973, sau khi biết có sự tăng cường của các đơn vị CSBV để phản công, tôi có đề nghị về BTL/SĐ/TQLC yêu cầu QĐ1 ra lệnh cho hải quân có kế hoạch giúp nâng cao tinh thần quân ta đang đối diện với địch. Hải quân có thể tổ chức các cuộc hành quân thủy bộ giả, biểu dương lực lượng ngoài khơi, hay tích cực hơn, sử dụng các đại bác trên chiến hạm tác xạ vào các mục tiêu trên bờ Bắc sông Cửa Việt. Lực lương hành quân cũng không có ý đòi hỏi phương tiện tản thương và tiếp tế bằng trực thăng vì biết ở đấy hỏa tiền tầm nhiệt SA7 và phòng không của địch bố trí dày đặc, mà chỉ mong mấy chiếc quân vận đĩnh (LCM) thấp thoáng xa khơi, có lẽ đang chờ biển lặng để vào tiếp tế, bạo gan một lần, trực chỉ vào bờ để “tiếp hơi, tiếp sức” cho anh em đang chiến đấu, đóng góp phần nào nhiệm vu trong cuộc hành quân đặc biệt nầy. Nhưng than ôi.. đành chịu cảnh “cám treo để heo nhịn đói”!
Sự vắng bóng Không Quân ta trên bầu trời, đã cho phép CSBV ngang nhiên tự tại dùng phà chuyển quân, chiến xa để tăng cường lực lượng phản công chúng ta. Chúng ta đã mất đi một ưu thế trên chiến trường Miền Nam lúc nào cũng được coi như vô địch. Thật mĩa mai và nghịch lý!
Trong “cơn nguy biến”, chúng ta không tung ra được ngón đòn “bí hiểm” nào đó để lấy lại thế quân bình cho “trận thư hùng”, nâng cao tinh thần quân sĩ. Chúng ta đã vì quá tuân thủ HD Ba Lê để rồi đành “khoan nhượng” đối với CSBV. Nếu cứ nghĩ khi chiếm xong Cửa Việt rồi có thể yên thân ngồi chờ UBKSGS đến xác nhận, thì chúng ta đã coi thường sự tráo trở của những kẻ chuyên sống bằng luật rừng. Triệt thoái khỏi Cửa Việt là một sự chọn lựa “chẳng đặng đừng”, cần thiết để bảo vệ sinh mạng, bảo toàn quân chiến cụ của quân ta, cho dù hậu quả có ra sao đối với người có trách nhiệm chỉ huy cuộc hành quân Cửa Việt sau nầy. Rất tiếc việc triệt thoái do thiếu phối hơp chặc chẻ, thi hành gấp rút bởi tình hình căng thẳng của chiến trường, đã gây khá nhiều bất lợi chiến thuật và thiệt hại về sinh mạng, vật chất cho các đơn vị, thậm chí còn “bỏ quên” 65 chiến hữu ở lại sa trường để rồi khi chiến đấu hết đạn họ đành chịu bị bắt.
Có nhận xét cho rằng do cuộc triệt thoái bị thất bại ‘”nên không ai trong các đơn vị TQLC đã tham dự cuộc hành quân được ban thưởng”. Điều nầy không đúng, nhiều quân nhân tham dự đã được thăng cấp hoặc ân thưởng Anh dũng bội tinh từ cấp Quân Đội đến Sư Đoàn.. Ngoài ra toàn thể các đơn vị nằm trong LLĐN Tango đều được ân thưởng huy chuơng tập thể Hoa Kỳ do Bộ Trưởng Lục Quân ký: “Valorous Unit Award”.
Với bài viết muộn màng nầy, tôi xin nghiệng mình tưởng niệm các anh hùng đã nằm xuống trong trận Cửa Viêt, đồng thời vinh danh các chiến hữu đã cùng LLĐN Tango “làm nên chiến sử” hào hùng trong những giây phút cuối cùng truớc khi hiệp định ngưng bắn Ba Lê ra đời. Cho dù có những phê phán, nhận xét về hậu quả trận đánh không giống nhau do vị trí, quan diểm, mục đích.. khác biệt nhau, trận Cửa Việt vẫn được coi như một “bi tráng khúc” vang cao bất tận của các chiến sĩ mũ xanh, kỵ binh và thiết kỵ anh hùng bên bờ Nam Sông Cửa Việt trong bốn ngày bão lửa ấy.